Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người đảm trọn “ba vai” ở Mò O Ồ Ồ

Thanh Nguyễn - 17:55, 13/03/2021

Ở tuổi 24, Cao Xuân Long (dân tộc Chứt) đã trở thành Bí thư Chi bộ trẻ tuổi nhất của xã vùng biên Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) và đảm trọn “ba vai” quan trọng của bản. “Cậu ấy là niềm tự hào của Đảng bộ huyện”, Bí thư Huyện ủy huyện Minh Hóa Bùi Anh Tuấn khoe.

Người “ba vai” Cao Xuân Long (bên trái) cùng cán bộ xã trong một lần đi cơ sở
Người “ba vai” Cao Xuân Long (bên trái) cùng cán bộ xã trong một lần đi cơ sở

Người "ba vai" 

Tốt nghiệp Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Bình năm 2013, chàng trai trẻ người dân tộc Chứt (ở Thượng Hóa gọi là người Rục) đã có quyết định đầy bản lĩnh: Về quê lập nghiệp, dẫu biết rằng, vùng đất giáp biên Thượng Hóa này còn đầy rẫy khó khăn, vất vả.

Trẻ, năng động, lại “nhiều chữ”, Long sớm trở thành đoàn viên thanh niên tiên phong ở bản Mò O Ồ Ồ. Nhận thấy tố chất “đặc biệt” của Long, năm 2016, Đoàn xã bồi dưỡng, giới thiệu Long cho Chi bộ kết nạp Đảng khi mới 21 tuổi. Nhớ lại những giây phút tuyên thệ, Long vẫn run run xúc động: “Mình không thể nào quên được khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Cũng từ đó, mình nhận thức được trách nhiệm lớn của một người đảng viên trước Đảng, trước dân bản. Những năm tháng vừa qua, mình đã không hối tiếc về những lời tuyên thệ trước cờ Đảng”.

Xác định rõ mục tiêu, Long đã không ngừng nỗ lực cố gắng và nhận được sự tín nhiệm cao từ bà con bản Mò O Ồ Ồ, cũng như sự tin tưởng của Đảng bộ xã Thượng Hóa. 3 năm sau, Long được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ, Trưởng bản và Trưởng ban Công tác Mặt trận bản.

“Đấy là Bí thư Chi bộ trẻ tuổi nhất, được việc nhất. Chúng tôi rất tin tưởng và kỳ vọng lớn ở cậu ấy. Qua thời gian, chúng tôi thấy Long ngày càng chín chắn, trưởng thành hơn. Dẫu còn trẻ tuổi nhưng rất nhiều vụ việc bất hòa ở bản, cậu ấy đã hòa giải thành công”, Bí thư Đảng bộ xã Thượng Hóa Cao Thanh Biên nhận xét.

Đồng bào Chứt đã quen với việc trồng lúa nước từ sự chuyển giao của bộ đội biên phòng Cà Xèng
Đồng bào Chứt đã quen với việc trồng lúa nước từ sự chuyển giao của bộ đội biên phòng Cà Xèng

Mơ ước đuổi nghèo

Trọng trách “ba vai” khiến Long như say hơn với công việc. 3 năm làm Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Trưởng ban Công tác Mặt trận cũng là chừng ấy năm, bước chân chàng trai trẻ Cao Xuân Long in dấu ở mọi ngõ ngách của bản Mò O Ồ Ồ. Kể từ khi có chủ trưởng xây dựng bản nông thôn mới (NTM) đầu năm 2021, Long đã như “một con thoi” từ tuyên truyền cho mọi người hiểu NTM là gì, người dân được hưởng lợi như thế nào khi đạt chuẩn NTM; rồi xắn tay cùng mọi người vệ sinh đường làng, ngõ bản sạch sẽ…

Từ nhiệt huyết của tuổi trẻ, quan trọng hơn là nói đi đôi với làm, Long đã khiến đồng bào Chứt “ưng cái bụng” rồi tin và làm theo. Về bản Mò O Ồ Ồ, hỏi Bí thư Chi bộ Cao Xuân Long, người dân nơi ấy đã dành cho chàng trai trẻ những tình cảm đặc biệt: “Bí thư Long hay lắm, đáng nể lắm. Việc gì có lợi, việc gì tốt cho dân bản là Bí thư Long làm thôi. Dân bản rất vui”.

Sau nhiều năm rời hang sâu, núi hẻm ra ngoài định cư, bản Mò O Ồ Ồ hiện có hơn 300 nhân khẩu, với khoảng 80 hộ dân đồng bào dân tộc Chứt sinh sống. So với trước, dẫu còn rất khó khăn, gian khổ nhưng cuộc sống đồng bào đã tiến những bước dài, từ nỗ lực của bản thân mỗi người, từ sự giúp đỡ của các cấp ban ngành; trong đó không thể không kể đến từ vai trò tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm của Bí thư trẻ tuổi Cao Xuân Long.

Nay, bà con người Chứt ở bản Mò O Ồ Ồ đang kế thừa, phát huy rất hiệu quả mô hình lúa nước do Bộ đội Biên phòng Cà Xèng xây dựng và chuyển giao. Mỗi năm 2 vụ lúa, với 10ha ruộng lúa nước, năng suất trung bình 4 tấn/ha, mang ấm no đến cho bản làng người Rục.

Dù vậy, một thực tế đầy trăn trở hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo ở bản Mò O Ồ Ồ còn cao. Bí thư Cao Xuân Long chia sẻ: “Mình luôn mong muốn bà con sớm đuổi được cái nghèo, chăm chỉ làm ăn để không còn thiếu đói, trẻ em được đến trường đầy đủ… Mình đang cùng bà con bắt tay xây dựng bản NTM đấy. Bà con rất tin, bản mình sẽ thành công thôi”.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.