Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lão nông ở bản Vịn hơn 20 năm giữ rừng

Quỳnh Trâm - 10:39, 06/11/2020

Hơn 60 năm sống với rừng, 20 năm đôi chân trần thoăn thoắt dẫn đầu trong các cuộc tuần rừng, lão nông Lang Hồng Tuyên, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đã coi rừng là nhà, là nơi chở che cho gia đình và dân làng. Nhờ có ông mà Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên bao năm qua giữ được bình yên.

Trưởng bản Lang Hồng Tuyên trên đường đi tuần tra rừng ở bản Vịn
Trưởng bản Lang Hồng Tuyên trên đường đi tuần tra rừng ở bản Vịn

Trong vai trò là Tổ trưởng Tổ Bảo lâm của bản Vịn, theo kế hoạch, cứ 2 - 3 ngày, các thành viên lại mang theo nắm cơm, trứng luộc, dao, mác đi tuần tra rừng. Những cuộc tuần rừng, dù là người lớn tuổi nhất nhưng ông Tuyên lại luôn dẫn đầu. Những cánh rừng già Huối Pà, Huối Cò, Thác Tiên… nơi nào cũng có dấu chân ông. 

Hơn 60 năm sống với rừng, ông coi rừng như nhà, bởi thế, giữ rừng khỏi sự phá hoại của kẻ xấu là tâm niệm lớn trong đời của ông.

Ông Tuyên kể lại, KBTTN Xuân Liên có trên 23,8 nghìn ha rừng đặc dụng với hệ thực vật phong phú, nhiều loài cây gỗ quý, nhất là quần thể gồm trên 1 nghìn cây sa mu, pơ mu già và hệ cây rừng tái sinh phân bố trên diện tích gần 4 nghìn ha, trong đó có hai cây sa mu, pơ mu tuổi đời trên 1 nghìn năm được phong cây di sản. Hệ động vật cũng phong phú... 

Thời điểm đó, lâm tặc luôn rình rập hoành hành, khiến công tác bảo vệ rừng đặt ra yêu cầu cấp bách. 

Trước tình hình đó, Ban Quản lý KBTTN Xuân Liên quyết định giao 17 nghìn ha rừng đặc dụng cho người dân ở 12 thôn bản trên địa bàn huyện Thường Xuân quản lý. Riêng bản Vịn được giao khoán bảo vệ 1,7ha rừng đặc dụng và rừng trồng. Nhằm bảo vệ rừng di sản, Tổ Bảo lâm bản Vịn được thành lập, với số thành viên ban đầu từ 8 - 10 người. Sau đó, do tính chất công tác tuần tra, bảo vệ rừng nghiêm ngặt, phải tổ chức thường xuyên nên số lượng các thành viên trong Tổ Bảo lâm đến nay tăng lên 30 người, chia làm 4 nhóm.

Các thành viên trong tổ đều là những người khỏe mạnh, trung thực, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào. Bất kể đêm khuya, nghe tin cây rừng bị đốn hạ là chúng tôi tức tốc lên đường. Thành viên được Nhà nước chi trả chế độ 150 nghìn đồng/người/ngày tuần rừng, còn nếu phải ở qua đêm thì chế độ là 200 nghìn đồng/người. 

“Dù khó khăn đến đâu, chúng tôi cũng vẫn gắn bó và quyết cùng dân bản giữ được rừng, Trưởng bản Tuyên nói. 


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.