Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo vệ rừng bằng công nghệ 4.0

Trọng bảo - 10:24, 09/12/2019

Huyện Bảo Yên (Lào Cai) là địa phương được cơ quan chức năng đánh giá đã có nhiều giải pháp thiết thực trong quản lý và bảo vệ rừng, trong đó, có việc áp dụng khoa học, công nghệ vào phục vụ bảo vệ rừng, nhờ đó mà tỷ lệ che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh Lào Cai, với 57,2%.

Bảo vệ rừng bằng công nghệ 4.0
Lực lượng kiểm lâm huyện Bảo Yên sử dụng phần mềm GeoSurvey trên điện thoại thông minh trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng
Lực lượng kiểm lâm huyện Bảo Yên sử dụng phần mềm GeoSurvey trên điện thoại thông minh trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng

Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thời gian qua huyện Bảo Yên đã thực hiện tốt việc quy hoạch hai loại rừng, là rừng phòng hộ và rừng sản xuất (không có rừng đặc dụng). Trong đó, rừng sản xuất được quy hoạch 40.753,14ha, chiếm 82,21% diện tích đất lâm nghiệp.

Căn cứ vào diện tích đất rừng sản xuất được quy hoạch cho từng xã, quy hoạch đến hộ gia đình, hằng năm UBND huyện đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển biến nhận thức về phát triển kinh tế lâm nghiệp, để người dân từ trồng rừng thụ động sang chủ động; xây dựng kế hoạch về trồng rừng sản xuất mới phù hợp quy hoạch, nhu cầu của từng hộ dân.

Đối với trồng rừng sản xuất, tính từ năm 2016 đến tháng 9/2019, Bảo Yên trồng mới được 7.056/5.720ha theo kế hoạch giao, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao hằng năm 1.336ha rừng trồng mới; chủng loại cây trồng phong phú đa dạng, các loại cây được người dân trồng chủ yếu là quế, mỡ… nhưng loại cây được trồng nhiều nhất là quế. Do cây quế vừa có giá trị phủ xanh đất trống, vừa có giá trị kinh tế cao; vỏ, thân cây, cành, lá quế đều có thị trường tiêu thụ ổn định.

Với diện tích rừng như vậy, công tác quản lý và bảo vệ rừng trồng được địa phương đặc biệt chú trọng. Một trong những giải pháp hữu hiệu được địa phương đưa vào trong quản lý và bảo vệ rừng, đó là áp dụng phần mềm bản đồ số (GeoSurvey) để phục vụ công tác kiểm tra thực địa, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Ông Ngô Đình Bính, Phó Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bảo Yên cho biết, GeoSurvey là một ứng dụng cho thiết bị di động, được phát triển nhằm giúp người dùng thu thập số liệu thực địa nhanh chóng và chính xác hơn. Ứng dụng GeoSurvey chạy được trên tất cả các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng chạy hệ điều hành Google Android OS 4.0 trở lên).

“Phần mềm này giúp tiết kiệm công sức, thời gian cho việc điều tra thực địa nhờ tận dụng tốt các tính năng được tích hợp trên điện thoại thông minh như GPS, la bàn số, máy ảnh, các loại cảm biến… Nhờ được áp dụng phần mềm GeoSurvey nên việc kiểm tra vị trí, cũng như diện tích cần phải tuần tra, kiểm soát của các tổ bảo vệ rừng hiện tại trở nên rất dễ dàng, không còn phải đánh dấu và xem bản đồ thủ công như trước”, ông Bính cho biết.

Được biết, Bảo Yên là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lào Cai áp dụng phần mềm này vào công tác tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng. Phần mềm GeoSurvey phục vụ đắc lực cho công tác kiểm tra thực địa, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; không những giúp công việc bảo vệ rừng trở nên dễ dàng hơn, mà còn giúp cho người dân biết được vị trí chính xác rừng sản xuất của gia đình cũng như rừng cần được bảo vệ ngay trên điện thoại thông minh.

Cũng theo ông Bính, tính từ đầu năm 2019 đến nay, với phần mềm quản lý và bảo vệ rừng này đã có 40 vụ tranh chấp đất rừng được giải quyết ổn thỏa, hạn chế tối đa các vụ việc xâm phạm rừng trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.