Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người có uy tín ở Thanh Hóa: Thể hiện vai trò là người đi trước

Quỳnh Trân - 10:48, 05/10/2023

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi và 04 huyện giáp ranh có xã, thị trấn miền núi và 02 huyện, thị xã có thôn miền núi với 174 xã, 1.551 thôn bản, khu phố. Trên địa bàn khu vực này hiện có 1.300 Người có uy tín. Đây là lực lượng đặc biệt, có vai trò hết sức quan trọng là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân trên các lĩnh vực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương.

Người có uy tín góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Xác định được vai trò quan trọng của Người có uy tín đối với cơ sở, trong thời gian qua, Thanh Hóa đặc biệt quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín. Trong đó, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho Người có uy tín luôn được tỉnh quan tâm, chú trọng.

Việc tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho Người có uy tín luôn tỉnh Thanh Hóa quan tâm, được chú trọng
Việc tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho Người có uy tín luôn tỉnh Thanh Hóa quan tâm, được chú trọng

Thông qua các hội nghị cung cấp thông tin; hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật, Người có uy tín đã có thêm được nhiều thông tin, kiến thức từ đó, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền, bài trừ hủ tục, xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần giữ gìn ANTT tại cơ sở, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương…

Điển hình như, ông Triệu Văn Minh, Người có uy tín ở thôn Sơn Lập, xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy luôn giữ vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Dao. Nhờ đó, nhiều nét văn hóa của người Dao trên địa bàn được duy trì và bảo tồn từ đời này sang đời khác như: Trang phục, lễ cấp sắc, tết nhảy, lễ tạ mã, lễ thượng thiền, tết thanh minh; tổ chức các lớp dạy chữ Dao cho bà con và các cháu thiếu niên.

Bên cạnh đó, từ sự phân tích tuyên truyền, vận động của ông nhiều hủ tục, mê tín dị đoan, những tập tục lạc hậu kéo dài, tốn nhiều kinh phí trong các gia đình... dần được loại bỏ. Bản thân gia đình ông cũng gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang, từ đó được bà con Nhân dân trong thôn tin yêu và kính trọng.

Thôn Sơn Lập hiện có 183 hộ, 839 nhân khẩu với 99% là người dân tộc Dao. Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM, với suy nghĩ, lo cho gia đình mình cũng chính là tham gia góp phần làm cho thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp hơn nên những năm qua, ông Minh không ngại khó, ngại khổ, đến từng hộ dân tuyên truyền, vận động bà con tích cực tham gia ủng hộ bằng cả vật chất và tinh thần để xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng NTM như: xây mới nhà văn hóa, khu thể thao của thôn, xây dựng đường điện thắp sáng, bê tông hóa đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương nội đồng...,với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng.

(Một buổi truyền dạy chữ Dao của ông Triệu Văn Nguyên, Người uy tín thôn Bình Sơn (người đứng) cho người dân trong xã
Một buổi truyền dạy chữ Dao của ông Triệu Văn Nguyên, Người uy tín thôn Bình Sơn (người đứng) cho người dân trong xã

Từ sự nỗ lực của Người có uy tín như ông Minh, cùng bà con Nhân dân, thôn Sơn Lập hôm nay đã có sự đổi thay vượt bậc, đời sống người dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 53 triệu đồng/năm; hơn 90% hộ dân có nhà kiên cố, 90% người dân tham gia mua BHYT; 100% hộ dân sử dụng điện và nước hợp vệ sinh... Thôn Sơn Lập đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, cùng với xã Cẩm Châu phấn đấu cuối năm 2023 về đích xã NTM.

Theo báo cáo của huyện Cẩm Thủy, trên địa bàn hiện có 91 Người có uy tín. Đây là lực lượng quan trọng, trách nhiệm, không ngại khó, trực tiếp đến từng hộ gia đình trong thôn để tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết xây dựng NTM, phát triển kinh tế gia đình. Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín còn tích cực tham gia hòa giải kịp thời những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh tại cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng”; Tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục hàng trăm đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, vận động Nhân dân nâng cao ý thức phòng, chống tội phạm, chống truyền đạo trái phép. 

Người có uy tín góp phần đảm bảo an ninh, trật tự tại thôn, bản

Tại huyện Thường Xuân, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy được vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động bà con Nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn, bản đoàn kết, bình yên, phát triển.

Điển hình như Người có uy tín Hà Đình Bon, ở khu phố Xuân Minh, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân. Không chỉ gương mẫu “nói đi đôi với làm”, mà ông còn luôn gần gũi, gắn bó với Nhân dân và có nhiều đóng góp vì sự phát triển của địa phương. Ông Bon chia sẻ: “Khu phố Xuân Minh có 121 hộ, với 500 nhân khẩu, trong đó có 97% là đồng bào dân tộc Thái. Với vai trò là Người có uy tín trong cộng đồng, tôi luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của cấp trên cũng như bà con nhân dân trong thôn”.

Trong xây dựng NTM, ông Bon đã tích cực vận động người thân, bà con Nhân dân hiến đất, cây cối, vật liệu để mở rộng đường. Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên, gia đình ông đã tự nguyện hiến hơn 1.500m2 đất để mở rộng tuyến đường từ 4m lên 7m. Đồng thời, ông còn thường xuyên đến từng hộ gia đình để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng để từ đó có những kiến nghị, đề xuất kịp thời lên cấp trên. Với những cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Nổi bật là nhiều hộ dân hiến hơn 4.000m2 đất để mở rộng, bê tông hóa các tuyến đường giao thông trong thôn; hệ thống kênh mương tưới tiêu được củng cố...

Từ một khu phố còn nhiều khó khăn, đến nay khu phố Xuân Minh đã có nhiều đổi thay. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm, số hộ nghèo và cận nghèo giảm. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa luôn được các hộ trong thôn tích cực hưởng ứng; tỷ lệ gia đình văn hóa hằng năm luôn đạt từ 75 - 80%; Nhân dân thực hiện nghiêm túc hương ước thôn, tình trạng tảo hôn, sinh con thứ 3 ở thôn không còn diễn ra; các hủ tục lạc hậu, nghi thức rườm rà trong ma chay, cưới xin, lễ hội được xóa bỏ. Trong hôn nhân, đã xóa bỏ hoàn toàn việc thách cưới bằng tiền, bạc nén, sanh đồng;... tang ma không kéo dài quá 24h, không tổ chức giết mổ trâu, lợn ăn uống linh đình như trước đây...

 Đóng góp vào kết quả đó, có một phần công sức của Người có uy tín Hà Đình Bon.

Người có uy tín ở Thường Xuân đã có nhiều đóng góp vì sự phát triển của địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân
Người có uy tín ở Thường Xuân luôn tích cực phối hợp với cán bộ địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Toàn huyện Thường Xuân có 95 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Bao năm qua, ngoài đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương; tiên phong trong phát triển kinh tế hiệu quả để làm gương cho người dân noi theo...Bằng uy tín của bản thân, Người có uy tín đã chủ động tham gia giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân; hỗ trợ chính quyền nắm bắt tình hình từ cơ sở, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự; tuyên truyền vận động Nhân dân đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu nhằm chống phá nhà nước, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.