Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Người có uy tín ở Thanh Hóa - Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Quỳnh Trâm - 21:32, 21/09/2023

Trong những năm qua, kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa ngày một phát triển; an ninh - quốc phòng được đảm bảo, giữ vững. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn và sự đóng góp tích cực của Người có uy tín trên các lĩnh vực.

Người có uy tín là “điểm tựa” trong công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Người có uy tín là “điểm tựa” trong công tác tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Lữ Văn Tiu ở bản Lang, xã Trung Hạ là 1 trong 11 Người có uy tín của huyện Quan Sơn tham dự Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa năm 2023 vừa qua. Ông không chỉ là tấm gương trong việc tuyên truyền đồng bào tham gia phát triển kinh tế, mà còn tích cực vận động người dân trong bản hiến hàng nghìn mét vuông đất, đóng góp tiền, ngày công làm đường giao thông, di dời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nơi ở, vệ sinh môi trường... đưa bản Lang trở thành bản NTM, phấn đấu năm 2023 trở thành bản NTM kiểu mẫu. 

Với những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng NTM, giữ gìn an ninh trật tự, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư..., ông Tiu vinh dự được bầu chọn là một trong những tấm gương Người có uy tín tiêu biểu năm 2023 của huyện Quan Sơn.

Còn đối với bà con dân tộc Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, ông Lò Văn Khằng đã trở thành "Người có uy tín" trong lòng họ từ rất lâu. Không phụ lòng tin tưởng của bà con, những năm qua, ông luôn sát cánh cùng ban chi ủy khu phố, chính quyền, đoàn thể vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; triển khai nhiều chủ trương, giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi hủ tục, tập quán lạc hậu.

Hiện khu phố Đoàn Kết có 169 hộ, 786 nhân khẩu. Nếu trước đây, cuộc sống của người dân nơi đây chỉ quanh quẩn trỉa ngô trên nương, rẫy thì giờ đây đã biết trồng cây lúa nước, trồng sắn; chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, dân bản còn tích cực trồng rừng phát triển kinh tế. 

Ông Khằng chia sẻ: Đổi thay lớn nhất trong cuộc sống của người Khơ Mú ở khu phố Đoàn Kết là đồng bào đã chuyển từ tập quán sản xuất lạc hậu sang phương thức sản xuất mới, bà con biết trồng rừng, trồng lúa cho năng suất cao, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm. Những ngôi nhà sàn khang trang, kiên cố dần thay thế cho những ngôi nhà mái lá lụp sụp; đời sống của người dân từng bước được cải thiện, nâng cao. Người dân đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, trẻ em đến tuổi đi học được đến trường đầy đủ, phong tục tập quán lạc hậu đã dần xóa bỏ...

Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức cho Người có uy tín tại huyện Bá Thước
Ông Cầm Bá Tường, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức cho Người có uy tín tại huyện Bá Thước

Xác định được vai trò quan trọng của Người có uy tín đối với cơ sở, trong thời gian qua, Thanh Hóa đặc biệt quan tâm thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín. Trong đó, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho Người có uy tín luôn được chú trọng.

Tính từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc Thanh Hóa đã phối hợp với các ban, ngành liên quan và UBND các huyện miền núi tổ chức 3 hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật cho gần 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Thông qua các hội nghị tập huấn, nhằm bổ sung, trang bị những chính sách pháp luật mới, đặc biệt là các chính sách dân tộc được thực hiện trên địa bàn vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Từ đó giúp Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở các huyện miền núi đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bà con trong thôn, bản thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án  phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng đồng DTTS.

Trong gần 9 tháng qua đã có gần 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên đia bàn tỉnh Thanh Hóa đã được tập huấn nâng cao kiến thức giáo dục pháp luật
Trong gần 9 tháng qua đã có gần 400 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật

Bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa cho biết, đội ngũ Người có uy tín của tỉnh luôn phát huy hiệu quả vai trò, vị trí trong đời sống của đồng bào các DTTS, được Nhân dân và chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Đặc biệt là việc tham gia có hiệu quả vào quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự, xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTM... góp phần đắc lực giúp các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, Nhà nước ở cơ sở tổ chức thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận