Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người chăn nuôi loay hoay giữa dịch bệnh kép

Trọng Bảo - 10:12, 08/09/2020

Trong khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người chăn nuôi tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai lại đang phải tiếp tục đối mặt với dịch tả lợn châu Phi.

Nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng trại khang trang nhưng hiện cũng đành phải bỏ không do dịch tả lợn châu Phi.
Nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng trại khang trang nhưng hiện cũng đành phải bỏ không do dịch tả lợn châu Phi.

Gia đình anh Nguyễn Văn Quang là một trong những hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở bản Liên Hà 7, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Mỗi năm bình quân gia đình anh xuất bán hàng chục tấn vừa lợn giống vừa lợn thịt. Tuy nhiên, trong đợt dịch tả lợn châu Phi (TLCP) vừa qua, trang trại của gia đình anh có 50 con bị chết, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng. Trừ khoản hỗ trợ của Nhà nước thì gia đình anh cũng còn mất trắng gần 200 triệu đồng.

Không chịu đầu hàng trước hoàn cảnh, vợ chồng anh Quang mạnh dạn chuyển đổi gần 1 mẫu đất vườn đồi của gia đình sang trồng dâu nuôi tằm. Nhưng khó khăn chồng chất khó khăn khi diện tích dâu của gia đình anh chuẩn bị thu hoạch để nuôi tằm, thì dịch bệnh Covid-19 lại ập đến.

“Dịch bệnh khiến cho thị trường tiêu thụ kén tằm bấp bênh, giá xuống thấp. Nhà đầu tư họ cũng không dám nhập giống tằm về cung cấp cho bà con, vì sợ lỗ nên cũng không có giống để chăn nuôi. Nhìn ruộng dâu lên xanh tốt mà chẳng biết làm gì bây giờ”, anh Quang chia sẻ.

Theo thống kê, đến thời điểm này, toàn huyện Bảo Yên đã phải tiêu hủy gần 11 tấn lợn do dịch TLCP, gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi trên địa bàn. Nhiều hộ nông dân đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khang trang đầu tư chăn nuôi đến nay cũng đành bỏ không.

Ông Hà Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: Trước tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, Phòng Nông nghiệp đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; lập các tổ, chốt kiểm tra, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra, vào địa bàn huyện, tổ chức trực chốt kiểm dịch động vật 24/24 giờ để phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn người dân xử lý rắc vôi bột cho khu vực chuồng nuôi gia súc, lối đi lại, bảo đảm 100% số hộ chăn nuôi lợn thực hiện rắc vôi bột. UBND các xã, thị trấn cân đối sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách dự phòng của xã để hỗ trợ một phần vôi bột cho các hộ chăn nuôi lợn.

“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi sang nuôi trồng các giống cây, con mới. Tuy vậy, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên nhiều sản phẩm cây trồng như kén tằm xả giá xuống thấp nên rất khó khăn cho bà con”, ông Quang cho biết thêm.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai, tính đến hết tháng 8/2020, dịch bệnh đã xảy ra tại 7/9 huyện, thành phố. Toàn tỉnh đã phải tiêu hủy gần 95 tấn lợn các loại do dịch bệnh TLCP. Để chủ động ứng phó với dịch bệnh trên đàn lợn, cũng như hỗ trợ cho người chăn nuôi, tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh TLCP giai đoạn 2020 - 2025.

Trong đó, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp tuần tra, kiểm soát buôn bán các sản phẩm từ lợn, tỉnh cũng xây dựng cơ chế hỗ trợ cho người chăn nuôi. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy khi có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi; chỉ hỗ trợ khi người chăn nuôi đã thực hiện khai báo chăn nuôi và áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.