Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Người chăn nuôi vẫn mòn mỏi chờ kinh phí hỗ trợ

PV - 11:00, 21/08/2019

Từ 2 con lợn đầu tiên được phát hiện mắc dịch tả lợn châu Phi vào ngày 12/4/2019, đến 30/7/2019, toàn tỉnh Cao Bằng đã có 70 nghìn con lợn buộc phải tiêu hủy, trọng lượng trên 2.700 tấn. Chỉ hơn một tháng sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên, tỉnh Cao Bằng đã sớm lên phương án hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại. Nhưng đến nay, các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy vẫn chưa nhận được kinh phí hỗ trợ, khó khăn càng thêm chồng chất.

Đầu tháng 5/2019, gia đình ông Hoàng Văn Tiến, ở thôn Bản Cài, xã Vĩnh Quang (huyện Bảo Lâm) mất ăn mất ngủ vì đàn lợn 12 con của gia đình bỗng dưng lăn ra ốm. Qua đài báo, ông đoán đàn lợn của mình mắc phải dịch tả lợn châu Phi nên đề nghị cán bộ thú y đến kiểm tra. Sau khi thống kê, tổng trọng lượng đàn lợn của gia đình ông Tiến là hơn 334 kg. Ngày 8/5/2019, toàn bộ số lợn mắc dịch của gia đình ông đã được đưa đi tiêu hủy.

Cán bộ thú y cân kiểm tra trọng lượng lợn bị tiêu hủy. Cán bộ thú y cân kiểm tra trọng lượng lợn bị tiêu hủy.

Cũng như gia đình ông Tiến, anh Liên Văn Bình, ở thôn Pác Đoa, xã Vĩnh Quang (huyện Bảo Lâm) có 11 con lợn với trọng lượng 429kg bị tiêu hủy ngày 11/5/2019 do dịch bệnh. Đến nay đã hơn 3 tháng, cả gia đình ông Tiến cũng như gia đình anh Bình chưa được chi trả tiền hỗ trợ để khôi phục chăn nuôi, ổn định cuộc sống.

Đem những kiến nghị của các hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi trao đổi với ông Vương Quang Thiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho chúng tôi biết, dịch xảy ra trên địa bàn từ ngày 5/5-7/7, đã tiến hành tiêu hủy 139 con, tổng trọng lượng là 3.893kg; dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ là hơn 151,2 triệu đồng.

“Huyện đã lên phương án hỗ trợ từ đầu tháng 7 nhưng do dịch trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp nên số liệu còn đang biến động, do vậy huyện chưa tiến hành chi trả hỗ trợ cho các hộ dân”, ông Thiên cho biết.

Ông Hoàng Minh Đạt, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Cao Bằng cho biết, ngay sau khi phát hiện ổ dịch đầu tiên trên địa bàn tỉnh, ngày 31/5/2019, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 732/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi. Dự toán tổng kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy trên toàn tỉnh là 100 tỷ đồng. Nhưng hiện vẫn chưa có địa phương nào thực hiện chi trả nguồn hỗ trợ này.

“Chúng tôi rất mong được các cấp, ngành sớm chi tiền hỗ trợ theo quy định của Nhà nước để chúng tôi có nguồn vốn đầu tư, yên tâm sản xuất”, mong muốn của anh Liên Văn Bình cũng là nguyện vọng chung của các hộ gia đình gặp rủi ro khi chăn nuôi.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.