Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tái đàn lợn có kiểm soát

Quỳnh Chi - 09:37, 27/04/2020

Để bảo đảm nguồn cung thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn các địa phương tập trung tái đàn lợn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành Chăn nuôi tỉnh, nông dân không tái đàn ồ ạt mà giữ ở mức độ phù hợp, sản xuất theo nhu cầu của thị trường.

Việc tái đàn lợn, người chăn nuôi ở Thanh Hóa phải thực hiện nuôi cách ly ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn.
Việc tái đàn lợn, người chăn nuôi ở Thanh Hóa phải thực hiện nuôi cách ly ít nhất 15 ngày trước khi nhập đàn.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa), từ ngày 23/2/2019, ở Thanh Hóa xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi đầu tiên; sau đó lan ra 25.633 hộ của 2.234 thôn, 457 xã; buộc phải tiêu hủy 214.204 con lợn, tổng trọng lượng 14.390.219kg.

Với nỗ lực kiểm soát, dập dịch, đến ngày 13/3, toàn tỉnh có 27 huyện và 457 xã công bố hết dịch và hơn 1 tháng nay chưa phát sinh lại. Ngành Chăn nuôi tỉnh đang triển khai hướng dẫn các địa phương tập trung tái đàn lợn. Hiện có 1.530 cơ sở chăn nuôi lợn thực hiện tái đàn sau dịch, với tổng số 82.370 con; trong đó, lợn giống được tái đàn trực tiếp tại địa phương là 48.450 con, lợn giống được nhập từ tỉnh ngoài 33.920 con.

Doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn cũng đang tích cực tăng đàn lợn nái, lợn đực giống để cung cấp nguồn giống thương phẩm cho các trang trại chăn nuôi; trong đó, trang trại NewHope tại huyện Thạch Thành đã nhập khoảng 2.500 con lợn giống về nuôi.

Theo ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, sau 1 tháng, kể từ ngày dịch được khống chế, đến nay tổng đàn lợn đang có xu hướng tăng trở lại do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia trại, trang trại đang tập trung tái đàn, khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, dịch bệnh tả lợn châu Phi hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh; hơn nữa, vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao, lây lan nhanh.

“Để bảo đảm an toàn cho việc tái đàn vật nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến khích các trang trại, gia trại, hộ gia đình thực hiện quy trình chăn nuôi an toàn sinh học”, ông Hiệp cho biết.