Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngành chăn nuôi: Nỗ lực bảo đảm nguồn cung thịt lợn

Hoàng Quý - 10:15, 14/08/2020

Trong những tháng cuối năm, dù vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng so với những lĩnh vực nông nghiệp khác, ngành Chăn nuôi vẫn đang có nhiều thuận lợi hơn khi dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi lợn, để bảo đảm được nguồn cung cho thị trường thì ngành Nông nghiệp ở các địa phương vẫn phải tập trung khống chế dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).

Nhập khẩu thịt lợn là giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
Nhập khẩu thịt lợn là giải pháp để bảo đảm nguồn cung cho thị trường.

Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện đàn lợn nái cả nước đạt hơn 2,9 triệu con, tăng 7% so với đầu năm 2019, đạt 99,8% so với kế hoạch của quý II/2020. Đến nay, có 9 tỉnh tăng đàn lợn đạt hơn 100% so với trước khi có DTLCP; 9 tỉnh, thành phố tái đàn được hơn 90%... Riêng đàn lợn thịt của 15 doanh nghiệp chăn nuôi lớn tính đến hết tháng 6/2020 đạt hơn 4,16 triệu con, tăng so với trước lúc xảy ra DTLCP hơn 66%.

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục Chăn nuôi xác định, những tháng cuối năm sẽ phải tập trung mọi nguồn lực để tái đàn, mục tiêu quý IV/2020 phải đủ sản lượng thịt lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Để thực hiện được mục tiêu bảo đảm nguồn cung thịt lợn, ngoài tái đàn thì Cục Chăn nuôi cũng chú trọng nhập khẩu lợn và thịt lợn. Trong 7 tháng đầu năm, có 130 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 93.248 tấn thịt lợn các loại từ nước ngoài về, tăng 223% so với cùng kỳ năm 2019.

Đối với lợn giống, có 27 doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng 292.590 con. Từ đầu năm đến hết ngày 1/8, đã có 15 doanh nghiệp nhập khẩu 16.537 con lợn giống các loại, chủ yếu từ Mỹ, Canada, Thái Lan và Đài Loan.

Các chủ trang trại đang nỗ lực tái đàn nhưng không lơ là để dịch bệnh tái phát.
Các chủ trang trại đang nỗ lực tái đàn nhưng không lơ là để dịch bệnh tái phát.

Đối với lợn thịt, từ 12/6 đến 1/8, đã có 36 lượt doanh nghiệp của Việt Nam đăng ký kiểm dịch nhập khẩu hơn 4,7 triệu con lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam. Trong đó, có hơn 800 doanh nghiệp từ 19 quốc gia được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam.

Đây là những nỗ lực của ngành Nông nghiệp để bảo đảm nguồn cung thịt lợn. Tuy nhiên, cũng cần hết sức lưu ý bởi DTLCP vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo số liệu của Cục Thú y, tính đến hết ngày 2/8, cả nước vẫn còn 178 xã thuộc 60 huyện của 17 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 21 ngày, với số lợn tiêu hủy lũy kế là 6.633 con.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cho rằng, Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tiếp tục thành lập đoàn công tác kỹ thuật đến các địa phương để đôn đốc tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp tiếp tục tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống DTLCP theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ NN&PTNT, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.