Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Giá thịt lợn bất ngờ tăng mạnh: Có hay không tình trạng găm hàng, đẩy giá?

Khánh Thư - 10:36, 06/03/2020

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với năng lực tái đàn như hiện nay, giá lợn hơi sẽ xuống ở mức 60 - 65 nghìn đồng/kg; nhưng trong những ngày đầu tháng 3, thịt lợn bất ngờ tăng giá trở lại. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có hay không chuyện găm hàng, tạo khan hiếm ảo để đẩy giá lên cao?

Giá thịt lợn hơi tăng mạnh đang tạo sức ép lên đời sống của đại bộ phận người dân
Giá thịt lợn hơi tăng mạnh đang tạo sức ép lên đời sống của đại bộ phận người dân

Sau những nỗ lực của ngành Nông nghiệp cùng các đơn vị liên quan, từ nửa cuối tháng 2, thịt lợn đã bắt đầu giảm giá. Theo niêm yết tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá thịt lợn hơi trên cả nước dao động 75 - 82 nghìn đồng/kg, tùy từng địa phương, giảm nhiều so với thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán.

Nhưng từ đầu tháng 3 đến nay, giá thịt lợn hơi bất ngờ tăng mạnh, nhất là ở khu vực phía Bắc. Tại Hưng Yên, thịt lợn hơi ở mức 85 - 86 nghìn đồng/kg. Còn tại các tỉnh như Tuyên Quang, Nam Định, Vĩnh Phúc, Phú Thọ cũng tăng 2 - 4 nghìn đồng lên 86 nghìn đồng/kg, cao hơn 1 tuần trước khoảng 10 nghìn đồng/kg.

Tương tự, tại miền Trung giá lợn cũng có chiều hướng tăng mạnh, đạt 80.000 - 83 nghìn đồng/kg. Riêng Thanh Hóa, Nghệ An giá tăng lên 85 - 87 nghìn đồng/kg… 

Ở khu vực phía Nam, trong các ngày 1- 2/3, giá thịt lợn hơi không có biến động, vẫn giữ ở mức 70 - 75 nghìn đồng đồng/kg, tùy địa phương. Nhưng trong sáng 3/3, thông tin trên diễn đàn chăn nuôi vùng Đông Nam bộ, giá thịt lợn hơi ở các trang trại miền Đông đồng loạt tăng lên 78 - 79 nghìn đồng/kg. 

Việc thịt lợn hơi bất ngờ tăng giá mạnh là điều khá bất thường khi mà theo dự báo của ngành Chăn nuôi, nguồn cung hiện khá đồi dào, trong điều kiện dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được khống chế. Cụ thể, thống kê của ngành Chăn nuôi cho thấy, tổng đàn lợn cả nước là gần 25 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái. 

Theo dự báo của ngành chăn nuôi, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát thì nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn. Trong đó, tháng 2/2020, đạt khoảng 330.000 tấn; tháng 3 khoảng 350.000 tấn; tháng 4 khoảng 360.000 tấn; tháng 5 khoảng 360.000 tấn… 

 Nguồn cung không thiếu, vậy vì sao giá thịt lợn vừa mới giảm được một thời gian ngắn đã quay đầu tăng mạnh?

Theo lý giải của chuyên gia, nguyên nhân giá thịt lợn hơi tăng là do, sau Tết Nguyên đán lại gặp dịch Covid-19 dồn dập, kéo dài nên sức mua giảm mạnh. Nhưng đến thời điểm này, học sinh, sinh viên cũng như công nhân tại các khu công nghiệp đã đi học, đi làm trở lại nên nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Trong khi đó, nguồn hàng dự trữ được cung ứng từ các công ty chăn nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu.

Lý giải này cơ bản phản ánh thực tế nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay; nhưng chưa hẳn đầy đủ. Bởi thực tế, như dự báo của ngành Chăn nuôi, nguồn cung thịt lợn hiện không hề thiếu. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc giá thịt lợn hơi bất ngờ tăng mạnh là do hiện tượng “găm” hàng, “đẩy” giá. Lo ngại này là có cơ sở; cuối tháng 12/2019 cũng đã xuất hiện hiện tượng này khiến giá thịt lợn hơi “vỡ trận’”. 

Tại thời điểm đó, kết quả kiểm tra của Bộ NN&PTNT tại Bắc Giang cho thấy, nhiều nơi giá lợn hơi lên tới 140 nghìn đồng/kg mà người nuôi chưa bán. Thậm chí, ở Hưng Yên, giá lên tới 160 - 170 nghìn đồng/kg, nhưng người nuôi vẫn giữ hàng chờ Tết. 

Giá thịt lợn hơi tăng mạnh hiện đang tạo sức ép lên đời sống của đại bộ phận người dân. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, gia tăng làm phát, ảnh hưởng tới mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.