Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người Cao Lan gìn giữ, bảo tồn chữ viết

PV - 10:15, 03/08/2020

Dân tộc Cao Lan chiếm số đông trong tổng số 22 dân tộc anh em trong tỉnh. Không chỉ lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo mà người Cao Lan còn tích cực gìn giữ, bảo tồn chữ viết.

Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Sình ca Cao Lan, thôn Đồng Quân, xã Thắng Quân (Yên Sơn).
Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Sình ca Cao Lan, thôn Đồng Quân, xã Thắng Quân (Yên Sơn).

Chữ của người Cao Lan thuộc hệ chữ Hán - Nôm nên rất khó học và viết. Một số sách cổ của người Cao Lan được truyền dạy như: Thại sênh tà phủ, Sừng sênh, Dừn thin, Nhục vùng... và các sách hát như: Xướng cọ, Sình ca... Những trang sách của người Cao Lan hàm chứa một lượng lớn tri thức của dân tộc Cao Lan như phong tục, tín ngưỡng, cách trồng trọt, chăn nuôi, phương châm sống. Hiện nay, số người biết chữ Hán - Nôm cũng không còn nhiều, vì vậy việc bảo tồn, gìn giữ chữ viết đang được người Cao Lan chú trọng thông qua việc sinh hoạt các câu lạc bộ Sình Ca hoặc truyền dạy trong chính gia đình, dòng tộc.

Ông Hà Văn In, Chủ nhiệm CLB Sình ca Cao Lan thôn Đồng Quân, xã Thắng Quân (Yên Sơn) chia sẻ: Từ khi câu lạc bộ thành lập năm 2017, ông đã tích cực truyền dạy chữ Hán - Nôm cho các thành viên thông qua việc luyện hát Sình ca. Tuy nhiên, theo ông Hà Văn In, học viết chữ Cao Lan rất khó, bởi chữ Hán - Nôm có nhiều nét. Nhớ để viết lại càng khó hơn. Vì vậy, để đọc thông, viết thạo, phải học 3 năm liên tục, trong khi việc truyền dạy trong câu lạc bộ cũng chỉ thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt hay luyện tập văn nghệ. Song ông tin tưởng, qua thời gian, các thành viên câu lạc bộ từ yêu thích văn hóa Cao Lan sẽ say mê học viết, học nói và lâu dần sẽ đọc thông, viết thạo chữ viết của tổ tiên để lại.

Việc gìn giữ, bảo tồn chữ viết của người Cao Lan hiện nay thông qua việc thực hành các nghi lễ truyền thống, hát Sình ca... Đặc biệt, di sản Sình ca của người Cao Lan khá phong phú và được nhiều nghệ nhân lưu giữ thông qua các cuốn sách cổ được viết bằng chữ Hán - Nôm. Nghệ nhân Sầm Văn Dừn, dân tộc Cao Lan, thôn Mãn Hóa, xã Đại Phú (Sơn Dương) dành tâm huyết cả đời nghiên cứu văn hóa Cao Lan. Hiện tại, ông lưu giữ gần 30 bộ sách cổ viết về văn hóa Cao Lan, làn điệu Sình ca. Mong muốn được truyền đến lớp trẻ những làn điệu Sình ca, ông đã thành lập đội văn nghệ của người Cao Lan, bền bỉ sinh hoạt suốt 20 năm qua và mở lớp hát Sình ca tại nhà.

Chữ viết là tài sản, là văn hóa, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Việc đồng bào dân tộc Cao Lan ra sức gìn giữ, bảo tồn chữ viết trong cộng đồng không chỉ góp phần lưu giữ bản sắc truyền thống của dân tộc mà còn để nó trường tồn mãi với thời gian.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.