Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Nghị quyết 12/2018/NQ-HĐND tỉnh Lào Cai: Khó đi vào cuộc sống

TRỌNG BẢO - 09:50, 07/10/2019

Ngày 12/12/2018, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Lào Cai khóa XV-kỳ họp thứ 8 đã ban hành Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND “Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai” nhằm tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, sau gần 1 năm ban hành toàn bộ hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh chưa giải ngân cho vay được đối tượng nào theo Nghị quyết này.

Ông Điền không thể vay vốn theo NQ12 để mở rộng sản xuất do không đáp ứng được các yêu cầu, thủ tục.
Ông Điền không thể vay vốn theo NQ12 để mở rộng sản xuất do không đáp ứng được các yêu cầu, thủ tục.

Nghị quyết số 12/2018/NQ-HĐND tỉnh Lào Cai quy định các đối tượng vay vốn được hỗ trợ 1 lần lãi suất trong hạn mức vay vốn theo quy định. Cụ thể, hỗ trợ 100% lãi suất đối với đối tượng vay trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai và Sa Pa. Hỗ trợ 50% lãi suất cho đối tượng vay thuộc các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bát Xát và TP. Lào Cai.

Theo đó, để mở rộng sản xuất, gia đình ông Hà Ngọc Điền tại xã Khánh Yên Hạ, huyện Văn Bàn muốn vay thêm vốn theo Nghị quyết 12 (NQ12). Tuy nhiên, theo ông Điền để có thể vay vốn theo Nghị quyết này thì rất khó khăn.

“Qua tìm hiểu cũng như được tuyên truyền về chính sách hỗ trợ lãi suất, gia đình tôi rất muốn vay thêm vốn theo NQ12 vừa có thêm nguồn lực mở rộng sản xuất lại được hỗ trợ về lãi vay nhưng khó khăn quá. Ví dụ như gia đình tôi bây giờ muốn vay mở rộng sản xuất thì phải có giấy chứng nhận kinh tế trang trại; con giống phải bảo đảm tiêu chuẩn về mật độ, quy mô theo quy định hiện hành… Mà những yêu cầu này thì chúng tôi khó có thể đáp ứng được trong một sớm một chiều”, ông Điền cho biết.

Không chỉ riêng ông Điền, mà hầu hết các hộ dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi theo NQ12, bởi hồ sơ vay vốn quy định khắt khe, các dự án của người dân đa số không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về cây, con giống nên không thể vay. Cùng với đó khâu thẩm định hồ sơ qua nhiều cấp nên thường bị chậm, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ lãi suất theo quy định... Sau 9 tháng triển khai, đến nay vẫn chưa có hộ dân nào vay được vốn theo Nghị quyết này.

Ông Bùi Thế Trung, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn cho biết: Sau khi triển khai NQ12, Ngân hàng cũng đã tổ chức cho cán bộ, nhân viên tới các thôn bản tuyên truyền cho bà con. Tuy nhiên, đến nay đơn vị chưa giải ngân được cho một hộ dân nào vì điều kiện quy định rất chặt bà con khó đáp ứng được.

Việc ban hành NQ12 của HĐND tỉnh Lào Cai nhằm tiếp tục tạo điều kiện cho người nông dân có thêm một kênh vay vốn để phát triển sản xuất. Tuy nhiên để người dân được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này thì cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các phòng, ban chuyên môn cấp huyện cần tích cực vào cuộc để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân về các thủ tục vay vốn, tránh tình trạng nghị quyết ban hành ra nhưng khó đi vào cuộc sống.

Theo ông Trương Thanh Xuân, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lào Cai sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, chủ động xây dựng kế hoạch nguồn vốn, phối hợp với các địa phương nắm bắt, tiếp cận các dự án khả thi, đủ điều kiện vay vốn để đầu tư cho vay. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận nguồn vốn, phát triển kinh doanh hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận