Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghệ An: Loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng

Minh Thứ - 15:04, 22/05/2020

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang được Nghệ An triển khai ở hầu hết ở các địa phương. Tuy nhiên, để tìm ra sản phẩm đặc trưng mang tính thương hiệu vùng miền, từ đó tăng giá trị sản phẩm thì Nghệ An còn rất nhiều việc phải làm.

Lúc nông nhàn người dân làng nghề thổ cẩm Thái Minh tranh thủ sản xuất thổ cẩm tăng thu nhập
Lúc nông nhàn người dân làng nghề thổ cẩm Thái Minh tranh thủ sản xuất thổ cẩm tăng thu nhập

Bản Thái Minh, xã Tiên Kỳ (huyện Tân Kỳ) có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Năm 2015, bản được tỉnh công nhận là làng nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thu hút hàng chục lao động tham gia, góp phần tạo thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, cái khó của người làm nghề ở đây là sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ. 

Chị Lào Thị Hải, Trưởng làng nghề Thái Minh cho biết: Các sản phẩm dệt thổ cẩm đã được chị em đầu tư đổi mới về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng… nhưng vẫn rất khó bán. Hằng ngày chị em phải mang đến các chợ phiên để bán nhằm duy trì nghề. 

Theo ông Vi Văn Thạch, Chủ tịch UBND xã Tiên Kỳ, sản phẩm thổ cẩm ở bản Thái Minh đã được xã xác định là sản phẩm chủ lực trong Chương trình OCOP của Tiên Kỳ. Thời gian tới, xã sẽ mời chuyên gia về tập huấn cho người dân để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Đồng thời, kết hợp với Sở Khoa học - Công Nghệ, Sở Du lịch để đăng ký thương hiệu sản phẩm và tăng cường quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Tương tự sản phẩm thổ cẩm của bản Thái Minh, nhiều sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của Nghệ An như tinh bột nghệ, thảo dược, rau, củ quả, tôm, mật ong, cam vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường. 

Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An cho biết: Thực hiện Chương trình OCOP, Nghệ An có 182 sản phẩm nông nghiệp lợi thế. Tuy nhiên, đến nay mới có 49 sản phẩm có đăng ký, công bố tiêu chuẩn chất lượng, có 32 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. 

Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Hiệu quả giảm nghèo trong đồng bào DTTS nhìn từ An Lão

Nhờ sử dụng đạt hiệu quả cao nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện An Lão (Bình Định) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.