Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chiếu cói An Xá

Quỳnh Chi - 20:49, 17/04/2020

Làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không chỉ được biết đến là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà còn nổi tiếng với nghề sản xuất chiếu cói truyền thống. Nhờ những con người tâm huyết, miệt mài “giữ lửa” cho nghề, trải qua nhiều thăng trầm, nghề chiếu cói làng An Xá vẫn được lưu giữ và phát triển.

Dù công việc đan chiếu thủ công vất vả, thu nhập chẳng là bao, nhiều phụ nữ làng An Xá vẫn tâm huyết “giữ lửa” với nghề. (Ảnh: Trung Hiếu).
Dù công việc đan chiếu thủ công vất vả, thu nhập chẳng là bao, nhiều phụ nữ làng An Xá vẫn tâm huyết “giữ lửa” với nghề. (Ảnh: Trung Hiếu).

Xã Lộc Thủy chỉ có làng An Xá là có nghề làm chiếu cói. Những người già trong làng kể lại rằng, nghề làm chiếu cói có từ khoảng trên 600 năm về trước, bởi ven dòng sông Kiến Giang có vùng ngập nước mặn, phù hợp để trồng cói.

Tương truyền, cụ Ngô Khai, người lấp sông khai đất An Xá đã khuyến khích người dân ở đây làm thêm nghề dệt chiếu cói vào những lúc nông nhàn. Từ đó, nghề dệt chiếu cói dần trở thành nghề thủ công truyền thống, chiếu cói của làng An Xá được đưa đi khắp mọi miền.

Trải qua hàng trăm năm biến động, từ chỗ phát triển cực thịnh, nghề làm chiếu cói An Xá đã bị thu hẹp thị trường do sản phẩm thủ công phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm công nghiệp hiện đại.

Tuy nhiên, xác định nghề sản xuất chiếu cói là giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và xu hướng sử dụng sản phẩm truyền thống vẫn đang được nhiều người tiêu dùng ưa thích, chính quyền địa phương đã chú trọng việc giữ gìn nghề truyền thống của làng. Đây cũng chính là lý do mà tháng 11/2010, Hợp tác xã (HTX) làng nghề chiếu cói An Xá được thành lập, do ông Trần Hữu Trung là Giám đốc HTX.

Ngày mới thành lập, gia đình ông Trung đã vay mượn 350 triệu đồng để đầu tư mua 5 máy dệt chiếu, 1 máy may, xây nhà xưởng. Nhờ có sự đầu tư mà những sản phẩm chiếu cói được làm ra có mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, chi phí nhân công thấp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và túi tiền của người tiêu dùng. Trung bình, HTX tiêu thụ hơn 12.000 đôi chiếu/năm, thu lãi khoảng 250 triệu đồng. HTX tạo việc làm thường xuyên cho 7 - 15 lao động ở địa phương, với mức thu nhập 2 - 2,5 triệu đồng/tháng.

Tính đến nay, làng An Xá có khoảng 80 hộ tham gia nghề sản xuất chiếu cói. Ngoài số hộ có điều kiện đầu tư máy móc để làm chiếu, tại làng An Xá còn có hơn 30 phụ nữ dệt chiếu cói thủ công truyền thống, dù công việc lời lãi chẳng được là bao, song họ vẫn nặng lòng với nghề truyền thống, nhờ đó mà “giữ lửa” được cho nghề dệt chiếu truyền thống của làng An Xá.

“Công việc dệt chiếu cói tuy thu nhập thấp, nhưng gia đình tôi vẫn làm vì đây là nghề đã có từ đời ông, đời cha truyền lại”, bà Trần Thị Bé, người có hơn 50 năm dệt chiếu cói truyền thống cho hay.

Ông Trần Hữu Trung, Giám đốc HTX làng nghề chiếu cói An Xá cho biết, thời gian tới, HTX sẽ tích cực vận động, khuyến khích các hộ tiếp tục giữ gìn và phát huy nghề truyền thống này. Để sống được với nghề, ngoài sự tâm huyết, làng nghề chiếu cói An Xá, vai trò của chính quyền các cấp, cơ quan chuyên ngành quan tâm trong việc xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm; kết nối mở rộng thị trường đầu ra… có như vậy làng nghề mới tồn tại và phát triển bền vững được.

Tính đến nay, làng An Xá có khoảng 80 hộ tham gia nghề sản xuất chiếu cói. Ngoài số hộ có điều kiện đầu tư máy móc để làm chiếu, tại làng An Xá còn có hơn 30 phụ nữ dệt chiếu cói thủ công truyền thống, dù công việc lời lãi chẳng được là bao, song họ vẫn nặng lòng với nghề truyền thống, nhờ đó mà “giữ lửa” được cho nghề dệt chiếu truyền thống của làng An Xá.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.