Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Làng chiếu Định Yên

PV - 16:29, 26/01/2018

Làng chiếu Định Yên (gồm 2 xã: Định Yên và Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) vang danh vùng đất phương Nam, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 9/2013.

Nơi đây có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay, được gọi là khu chợ ma.

Nét độc đáo của chợ là nhóm họp vào lúc nửa đêm cho đến hai, ba giờ sáng. Độc đáo hơn nữa, chợ không có quầy, sạp kinh doanh, người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới, đi lui rao hàng, nói giá…

Chiếu Định Yên nổi tiếng khắp vùng. Chiếu Định Yên nổi tiếng khắp vùng.

 

Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã: chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc… Từ nghề dệt chiếu, ở Định Yên không chỉ phát sinh ra chợ bán chiếu mà còn có chợ bán lát, chợ bán trân, bán cói trên sông rạch, để phục vụ nguyên-vật liệu cho làng nghề dệt chiếu truyền thống ở địa phương, tạo nên không khí đông vui và nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách đến tham quan, mua sắm…

Bà Nguyễn Thị Ba, ấp An Lạc 2 đã gắn với nghề này gần 50 năm kể: Khi sương đêm rơi, các thiếu nữ trong xóm rủ nhau vác mớ chiếu lên vai lội trên con đường đất ra bến sông Định Yên nhóm chợ. Chiếu Định Yên nổi tiếng dày, bền, nằm vừa êm lại thoáng mát, giá phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng nên hàng ngày thương lái các nơi đến mua rất đông.

Một ngày làm chăm chỉ thợ chiếu có thể dệt được từ 3-5 đôi. Tùy theo loại chiếu, chiếu trắng hay chiếu màu và độ dày hay mỏng, giá từ 90.000-120.000 đồng/đôi, mỗi tháng một người thu nhập khoảng 2 triệu đồng”, bà Ba nói.

Như bao cô thợ chiếu về già ở làng dệt này, bà Diệu chỉ thích dệt chiếu thủ công vì công việc tưởng chừng đơn điệu ấy nhưng đã ăn sâu vào máu thịt, là nguồn sống không gì thay đổi được từ bao đời nay của gia đình bà.

Người dân làng chiếu Định Yên đầu tư máy móc thay dần nghề dệt thủ công. Người dân làng chiếu Định Yên đầu tư máy móc thay dần nghề dệt thủ công.

 

Bà Diệu tâm sự: Nghề dệt chiếu không khó nhưng đòi hỏi sự cần mẫn, dẻo dai, một thợ giỏi lúc dệt có thể dùng các cọng lác đủ màu sắc để tạo ra hình ảnh chim thú, hoa lá trên chiếu.

Tuy nhiên, theo bà Diệu, thời gian gần đâylàng chiếu Định Yên không còn nhiều hình ảnh người ngồi đan chiếu như trước.

Thay vào đó là máy móc, công nghệ tiên tiến. Số lượng chiếu làm ra ngày một nhiều, sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng so với dệt truyền thống không thua kém là mấy. 01 người thợ có thể điều khiển 01 máy dệt chiếu, mỗi ngày làm được hơn chục chiếc, thu nhập được gần 200 ngàn đồng trở lên.

NGHI PHƯƠNG