Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nâng cao vai trò của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai

Hiếu Anh - 15:12, 18/05/2020

Thiên tai ngày càng diễn biến bất thường, với nhiều loại hình khác nhau. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, việc đẩy mạnh hơn nữa vai trò của cộng đồng trong phòng, chống thiên tai cần được coi trọng.

Cần tuyên truyền để người dân chủ động ứng phó với thiên tai
Cần tuyên truyền để người dân chủ động ứng phó với thiên tai

Theo thông tin từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, từ đầu năm đến nay, Việt Nam xảy ra nhiều hiện tượng thiên tai dị biệt. Đáng chú ý nhất là 8 trận dông lốc và mưa đá; riêng từ ngày 2-4/3, mưa đá với cường độ mạnh đã xảy ra tại Lào Cai, Phú Thọ… 

Bên cạnh đó, thiên tai hạn hán tiếp tục xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng hạn mặn xâm nhập kéo dài được đánh giá nghiêm trọng hơn so với đợt hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.

Các hiện tượng thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2020, thiên tai đã làm 3 người chết và 3 người bị thương; hơn 5,2 nghìn ngôi nhà bị sập và hư hại; 29,5 nghìn ha lúa và 9,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là hơn 1.500 tỷ đồng. 

Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, thiên tai làm 12 người chết, 21 người bị thương; 68,8 nghìn ha lúa và hơn 16,2 nghìn ha hoa màu bị hư hỏng; 39 ngôi nhà bị sập đổ; hơn 28,3 nghìn ngôi nhà bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại trong 4 tháng đầu năm 2020, về tài sản ước tính hơn 2,5 nghìn tỷ đồng; con số này gấp 12 lần so với cùng kỳ năm 2017, gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2018 và gấp 13 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thiên tai năm 2020 vẫn còn diễn biến phức tạp, với khoảng 11-13 cơn bão trên biển Đông, trong đó có 5 - 6 cơn trực tiếp ảnh hưởng đến đất liền cùng với hạn hán, mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất… Nguy cơ xuất hiện mưa, lũ đặc biệt lớn, các đợt khô hạn kéo dài tương tự như các năm 2006, 2010 và 2016 vừa qua.

Theo ông Đặng Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), việc giảm thiểu thiệt hại phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, vấn đề phòng, chống thiên tai từ cộng đồng vẫn còn những tồn tại nhất định; trong đó nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. 

Nguyên nhân của tình trạng này một phần do cơ quan chức năng thiếu các hình thức tuyên truyền, nhất là khi tiếp cận với nhóm đối tượng đặc biệt, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, như người khuyết tật, người DTTS. Bên cạnh đó, các chính sách cụ thể để người dân, trong đó có các doanh nghiệp chủ động tham gia vào công tác phòng chống thiên tai còn thiếu và bất cập. 

“Nhằm hạn chế rủi ro từ thiên tai, trước hết chúng ta cần xác định các loại hình thiên tai và giải pháp ứng phó phù hợp. Từ đó, cơ quan chức năng đẩy mạnh phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai cho từng nhóm cộng đồng. Bên cạnh đó, các địa phương cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai; hoạt động thông tin, tuyên truyền tới từng bản làng thôn xóm”, ông Đặng Quang Minh chia sẻ.

Cùng với đó, cơ quan chuyên môn ở cơ sở cần nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai tại cộng đồng; xây dựng và tăng sự tiếp cận sử dụng các bản đồ rủi ro thiên tai, bản đồ quy hoạch, sử dụng đất.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.