Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phòng chống thiên tai thời 4.0

Hồng Minh - 10:44, 16/12/2019

Không nằm ngoài xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, những năm qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào lĩnh vực phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi đang là giải pháp tối ưu nhất trong việc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Với những kết quả đã đạt được từ ứng dụng KHCN, việc sử dụng các thiết bị thông minh để cảnh báo thiên tai sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Trạm thời tiết thông minh được lắp đặt tại xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). (Ảnh TL)
Trạm thời tiết thông minh được lắp đặt tại xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). (Ảnh TL)

Là huyện có địa hình núi cao nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có cấu tạo địa chất, địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn, chất đất pha cát rất dễ bị trôi trượt nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, đặc biệt là vào mùa mưa. Hằng năm, bà con ở đây phải hứng chịu ảnh hưởng rất lớn do thiên tai gây ra, thiệthại về tài sản và cả tính mạng con người.

Năm 2017, huyện được đầu tư lắp đặt Trạm thời tiết thông minh iMetos - hệ thống phần mềm cảnh báo tự động nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh hại nông nghiệp. Thiết bị này đã giúp cấp ủy đảng, chính quyền huyện và các ngành chức năng có sự chỉ đạo kịp thời trong PCTT, cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Trạm thời tiết thông minh iMetos có thể dự báo, cảnh báo thời tiết trong 24 giờ đạt độ chính xác 90 - 100%, từ 1 - 6 ngày đạt độ chính xác 70 - 80%, 14 ngày đạt độ chính xác 50%. Hệ thống này còn dự báo được lượng mưa và thời gian mưa từ khi bắt đầu đến kết thúc, báo động lượng mưa quá ngưỡng, nhiệt độ cực đoan như nóng, lạnh, rét đậm, rét hại, sương muối với phạm vi bán kính 5 - 25km, tùy theo địa hình nơi đặt trạm. 

Hiện nay, UBND huyện Hoàng Su Phì đã xây dựng Dự án ứng dụng Trạm thời tiết thông minh iMetos trên phạm vi 19 xã, với trên 64.700 người dân được thụ hưởng gián tiếp. Với tác động nhiều mặt về kinh tế, xã hội, việc lắp đặt Trạm thời tiết thông minh sẽ hỗ trợ tích cực trong công tác phòng chống, cảnh báo thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Cũng là một địa phương có địa hình phức tạp, tỉnh Lào Cai thường xuyên phải hứng chịu những trận lũ quét, sạt lở nghiêm trọng. Để có thể cảnh báo được sớm những thiên tai đó, tháng 11 vừa qua, VNPT Lào Cai đã đồng hành cùng Viện Khoa học và Địa chất xây dựng trạm cảnh báo sớm trượt lở dạng dòng bùn đất, đá tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa nhằm giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra. 

Cùng với các địa phương, Tổng cục PCTT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ứng dụng đa dạng các loại hình truyền thông, mạng xã hội để tương tác với người dùng. Một trong những công cụ đang hoạt động hiệu quả nhất là trang Facebook “Thông tin PCTT” thu hút được gần 15 nghìn người thích và gần 17 nghìn người theo dõi chỉ sau 1 năm ra mắt. Ðây được coi là trang mạng xã hội có mức độ tương tác rất nhanh với người sử dụng. 

Cũng theo thông tin từ Tổng cục PCTT, đối với những loại hình thiên tai phức tạp, diễn biến khó lường, Tổng cục sẽ phối hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông gửi tin nhắn trực tiếp cho người dân để cảnh báo. Thông qua đó, người dân biết và chủ động trong công tác ứng phó. 

Có thể thấy, việc ứng dụng KHCN vào PCTT đã và đang mang lại nhiều kết quả cụ thể. Mong rằng, trong tương lai những thiết bị KHCN sẽ ngày càng hiện đại và được sử dụng rộng rãi hơn trong cảnh báo thiên tai.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.