Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dùng lưới che mái nhà để phòng chống thiên tai

PV - 14:00, 22/07/2019

Huyện Quản Bạ (Hà Giang) là địa phương thường xuyên xảy ra các sự cố thiên tai như mưa đá và gió lốc. Năm 2018, mưa lũ đã làm 1 người chết, 6 người bị thương, gần 250 ngôi nhà bị ảnh hưởng do bị sập, đổ tường, tốc mái… Trước tình hình trên, chính quyền và người dân Quản Bạ đã phát minh ra ý tưởng chằng néo mái nhà và che phủ bằng lưới thép để phòng chống thiên tai.

Những mái nhà ở Hà Giang được chằng néo đảm bảo an toàn khi mưa bão. Những mái nhà ở Hà Giang được chằng néo đảm bảo an toàn khi mưa bão.

Đến xã Quyết Tiến (Quản Bạ), chúng tôi không chỉ bất ngờ với cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây mà còn đặc biệt chú ý đến những mái nhà được chằng néo bằng lưới thép. Đây là cách làm của bà con để phòng chống mưa bão từ năm 2017 rất hiệu quả. Thời điểm đó, xã Quyết Tiến được huyện lựa chọn là “mô hình điểm chằng néo mái nhà” tại thôn Nậm Lương với 5 hộ dân thực hiện là: Hầu Văn Tiến, Ly Thị Dế, Chảo Văn Cồ, Chảo Vần Phù và Triệu Xuân Lương.

Nguyên liệu để chằng mái nhà được làm từ cây vầu, tre hoặc gỗ, dây sắt, lưới che (loại lưới thường dùng che phủ trong các nhà lưới trồng rau sạch). Kỹ thuật làm mái được thực hiện cũng rất đơn giản: Buộc các thân cây tre, gỗ vào mái nhà theo hình chữ A dọc theo mái, các ô cách nhau từ 2,5-3m. Sau đó căng lưới che phủ lên trên, kéo căng để đàn hồi, giảm tác động khi mưa đá rơi xuống, viên đá sẽ bật lăn xuống phía dưới thấp, giảm tối thiểu việc bị thủng mái. Tùy diện tích từng nhà, chi phí làm sẽ khác nhau, bình quân mỗi hộ đầu tư khoảng 1-1,6 triệu đồng đã có thể bảo vệ cho ngôi nhà của mình.

Anh Hầu Ngọc Tiến, thôn Nậm Lương cho biết, trong trận mưa bão năm 2016, gia đình anh bị hỏng 100% mái nhà proximăng. Tuy nhiên, từ khi thực hiện mô hình chằng néo mái nhà, ngôi nhà của anh đã được bảo vệ an toàn trước mưa bão, gia đình anh không còn lo sợ mỗi khi mưa bão về làm tốc mái nhà.

Cũng như anh Hầu Ngọc Tiến, ông Hầu Vả Lềnh thôn Lố Thàng 2 (xã Quyết Tiến) rất tâm đắc khi chằng néo được mái nhà trước mùa mưa, bão bằng tre, gỗ. “Việc chằng néo mái nhà bằng lưới còn có tác dụng giảm tiếng ồn khi mưa to, giảm nhiệt độ khi trời nóng và khi gió to nhà khó bị tốc mái. Cách làm này rất hiệu quả, tôi hy vọng bà con nhiều nơi có thể tham khảo và áp dụng”, ông Lềnh chia sẻ.

Người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) chằng néo mái nhà phòng chống thiên tai. Người dân xã Quyết Tiến (Quản Bạ) chằng néo mái nhà phòng chống thiên tai.

Theo ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, hiện thôn Lố Thàng 2 có tổng số 75 nóc nhà, trong đó có 1 điểm trường, 1 trụ sở thôn và 73 hộ gia đình. Tất cả 100% nóc nhà của dân và điểm trường, trụ sở thôn đã được chằng, néo chắc chắn bằng lưới thép. Xã cũng đã vận động người dân các thôn bản khác thực hiện theo mô hình. Để làm được việc này, trước khi triển khai, lãnh đạo xã đã xuống thôn họp với người dân tuyên truyền, vận động, giải thích để đồng bào hiểu, đồng thuận và tự bỏ kinh phí mua lưới thép triển khai hiệu quả…

Từ mô hình điểm ở xã Quyết Tiến, huyện đang bắt đầu triển khai rộng ra tất cả 13 xã trên địa bàn. Người dân chỉ cần bỏ một phần kinh phí mua cây, que và nhân công, huyện sẽ hỗ trợ một phần lưới và dây thép. Cùng với đó, để làm tốt công tác phòng chống thiên tai, huyện cũng đã chủ động nhân lực, phương tiện, các điều kiện cần thiết để di dời người và tài sản đến nơi an toàn, sẵn sàng với phương châm 4 tại chỗ. Đặc biệt, huyện đã kiện toàn Đội xung kích Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã từ 20-30 người. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền tới Nhân dân…

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.