Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Tăng cường phòng chống thiên tai trong tình hình mới

Thanh Huyền - 15:15, 22/11/2019

Ngày 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình tại phiên họp
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình tại phiên họp

Thảo luận tại Hội trường, các đại biểu Quốc hội đều thống nhất tán thành sửa đổi, bổ sung một số điều trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều để phù hợp và thiết thực hơn trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp khó lường.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị bổ sung quy định ứng phó với các loại hình thiên tai như hạn hán, rét đậm, sương muối cho phù hợp với thực tiễn thay vì chỉ tập trung ở vấn đề mưa lũ. Đồng thời, bổ sung quy định về cơ chế đặc thù đối với một số hoạt động liên quan đến khôi phục, sửa chữa các công trình hoặc xử lý phòng, chống thiên tai quy mô nhỏ trong trường hợp khẩn cấp.

Đại biểu Lê Quang Trí (Tiền Giang) thống nhất cao với Ban soạn thảo bổ sung quy định về ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Đây là một trong những chính sách quan trọng giúp cho công tác phòng chống thiên tai kịp thời, hiệu quả. Đại biểu cho rằng, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống thiên tai thời gian qua chưa được đầu tư thích đáng. Vì vậy, việc quy định chính sách ưu tiên bố trí nguồn lực xây dựng, triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết.

Tại phiên họp, các đại biểu cũng quan tâm cho ý kiến về việc lực lượng nòng cốt trong phòng, chống thiên tai; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; công tác điều tra cơ bản...

Toàn cảnh cuộc họp.
Toàn cảnh cuộc họp.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Thiên tai thường gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế và tính mạng con người. Đặc biệt, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho mức độ thiên tai diễn ra khốc liệt, gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Thay mặt cho cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường bày tỏ cảm ơn các đại biểu Quốc hội đã tham gia ý kiến đóng góp cho dự án Luật. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ sẽ tiếp thu đầy đủ, nghiêm túc các ý kiến đóng góp để cùng với cơ quan thẩm định của Quốc hội, các cơ quan hữu quan hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng tốt nhất cũng như giải trình những nội dung chưa rõ hoặc có ý kiến còn khác nhau.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.