Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phóng sự

Nâm Nung ngày ấy, bây giờ…

Lê Hường - 00:55, 30/04/2023

Xã Nâm Nung (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) là vùng đất Anh hùng ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở lại nơi đây trong những ngày tháng Tư lịch sử, những rẫy cà phê, cao su, tiêu xanh ngút ngàn làm dịu đi cái nắng nóng như lửa của mùa khô Tây Nguyên. Nâm Nung bây giờ đã khác xưa nhiều. Đường sá mở rộng trải thảm nhựa, bê tông đến khắp các thôn, bon. Những ngôi nhà kiến trúc hiện đại mọc san sát hai bên trục đường chính vào trung tâm xã… Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiện hữu…

Toàn cảnh dãy núi Nâm Nung
Toàn cảnh dãy núi Nâm Nung

Xã Nâm Nung có 6 thôn, bon với hơn 8.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mnông chiếm tỷ lệ hơn 40%, xã Nâm Nung nằm nép mình dưới chân dãy núi Nâm Nung cao nhất vùng cực Nam Tây Nguyên (hơn 1.500m). Trong kháng chiến chống Mỹ, Nâm Nung là vùng căn cứ cách mạng, nơi hoạt động và che chở cho cán bộ tỉnh Quảng Đức và Liên khu 5, chính quyền và Nhân dân đã đóng góp nhiều công sức và xương máu cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1994, xã Nâm Nung được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Ngược về miền ký ức, già làng Y Xuyên, Người có uy tín bon Ja Ráh là một trong 5 lão thành cách mạng, nhân chứng sống của lịch sử Nâm Nung kể: Ngày ấy, Mỹ Ngụy càn quét, đã có không biết bao nhiêu bom đạn đổ xuống mảnh đất này. Người dân ăn măng le, lá bép, củ mì khô, ban ngày trốn vào rừng, ban đêm ra nương rẫy sản xuất, gùi lương thực tiếp tế nuôi cán bộ. Đói cơm, thiếu muối, hiểm nguy, gian khổ là thế, nhưng đồng bào Mnông nơi đây đoàn kết, đồng lòng theo Bác Hồ, theo Cách mạng, làm Cách mạng đến cùng.

Đồng bào thu hoạch cà phê
Đồng bào thu hoạch cà phê

Chiến tranh đi qua, vùng đất này hoang tàn bởi sự tàn phá khốc liệt của bom đạn, kinh tế kiệt quệ, người dân đói nghèo. Song, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung đoàn kết một lòng xây dựng quê hương Cách mạng, Nâm Nung dần thay da đổi thịt.

“Bây giờ Nâm Nung đã khác rồi, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đường nhựa, bê tông rộng thênh thang, xe chạy bon bon. Nhà nào cũng có ti vi để xem thời sự học tập kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế. Trẻ em được học trong những ngôi trường khang trang, kiên cố. Trạm Y tế có bác sĩ túc trực, trang bị đầy đủ thiết bị, thuốc men chữa bệnh, thôn, bon nào cũng có nhà văn hóa cộng đồng để người dân sinh hoạt văn hóa”, già Y Xuyên bảo.

Xã Nâm Nung đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, sắp tới đây tỉnh Đắk Nông sẽ về trao Quyết định, Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả đó là cả quá trình chính quyền cùng Nhân dân xã Nâm Nung đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp…”.

Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung H’Thương

Cũng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử Nâm Nung, già Y Doanh (SN 1945) ở thôn Nam Tiến vui mừng: Nâm Nung có ngày hôm nay là nhờ Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, từ cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu đến hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn.

Trước đây, đồng bào Mnông chỉ biết trồng lúa rẫy, mì, bắp, nhưng khoảng 20 năm trở lại đây bà con chú trọng chuyển đổi cây trồng, đa dạng sinh kế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bà con biết cách trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp cà phê, cao su, tiêu, điều và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Đời sống người dân ngày càng khấm khá, nhiều nhà còn sắm được cả xe ô tô để đi.

Từ một xã khó khăn, đến nay toàn xã có hơn 6.000ha cây trồng các loại, đàn gia súc hàng nghìn con. Năm 2017, xã Nâm Nung có 419 hộ nghèo, nay chỉ còn 83 hộ, đời sống người dân ngày càng ổn định, khá giả.

Điển hình như thôn Nam Tiến. Toàn thôn có 12 dân tộc sinh sống với 341 hộ dân, 1.381 khẩu, trong đó có 45 hộ đồng bào DTTS, 185 khẩu. Ông Đinh Công Đình, Trưởng thôn Nam Tiến, xã Nam Nung chia sẻ: Trước 2014, đây là vùng đất, rừng núi hoang vu, dân ở thưa thớt, đường đất, đi lại khó khăn. Nhưng đến nay, hệ thống đường, trường, trạm, mạng lưới điện phủ toàn thôn, dân cư đông đúc, ngày càng sầm uất, diện mạo hoàn toàn khác… Nhiều hộ đồng bào DTTS không những vươn lên thoát nghèo mà còn có kinh tế khá nhờ phát huy hiệu quả mô hình chuyên canh cây cà phê như hộ bà H’Yim, ông Y Trên, Y Nham… thu nhập bình quân đầu người của thôn khoảng 45-46 triệu/người.

Già làng, Người có uy tín Y Xuyên còn giữ được bộ cồng chiêng, nhiều ché quý và là người am hiểu văn hóa đồng bào Mnông
Già làng, Người có uy tín Y Xuyên còn giữ được bộ cồng chiêng, nhiều ché quý và là người am hiểu văn hóa đồng bào Mnông

Không chỉ cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội mà đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung còn tích cực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay, Nâm Nung có các đội cồng chiêng của đồng bào Mnông tại các bon thường xuyên hoạt động, tham gia các chương trình văn nghệ của huyện, tỉnh. Trong đó, bon Ja Ráh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống hiệu quả nhất. Toàn bon có 10 bộ cồng chiêng, đến nay có 30 - 40 người ở nhiều độ tuổi 20 - 30 tuổi biết đánh cồng chiêng. Ngoài cồng chiêng, người dân còn cùng nhau gìn giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc khác như hát dân ca, làm cây nêu, mừng lúa mới, cúng bến nước… nhiều người biết đan gùi, dệt thổ cẩm, ủ rượu cần truyền thống.

Chia sẻ với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung H’Thương vui mừng: Xã Nâm Nung đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, sắp tới đây tỉnh Đắk Nông sẽ về trao Quyết định, Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả đó là cả quá trình chính quyền cùng Nhân dân xã Nâm Nung đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp…

Tin cùng chuyên mục
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.