Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Một số bệnh viện ở Hà Nội có bị Công ty TMC qua mặt?

Nhóm PVĐT - 17:36, 10/01/2021

Trúng thầu nhiều gói dịch vụ giặt là tại các bệnh viện lớn trên địa bàn TP. Hà Nội, nhưng do công suất xưởng giặt quá tải nên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TMC Việt Nam (gọi tắt Công ty TMC) đã "qua mặt" các bệnh viện, đưa đồ vải ra xưởng giặt dân sinh không đủ tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn, chất lượng giặt là …

Thời gian vừa qua, Công ty TMC liên tục trúng thầu về “cung cấp dịch vụ giặt là” tại nhiều bệnh viện lớn trên địa bàn TP.Hà Nội. Theo như hợp đồng ký kết với các bệnh viện, Công ty TMC sẽ giặt đồ tại xưởng giặt có địa chỉ: Khu dân cư 981, đường dẫn cầu Vĩnh Tuy, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP.Hà Nội. Đây là xưởng giặt được Công ty TMC thuê lại của Công ty cổ phần X20.

Nhân vật quản lý xưởng giặt GLS trao đổi với phóng viên
Nhân vật quản lý xưởng giặt GLS trao đổi với phóng viên

Theo ông M. quản lý xưởng giặt của Công ty TMC cho biết: “Hiện xưởng giặt có công suất khoảng 10 tấn/ngày và đang giặt cho rất nhiều bệnh viện tại Hà Nội như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện Lão Khoa TW... ”. Mọi hợp đồng đều được Công ty TMC ký kết với các bệnh viện và cam kết giặt tại xưởng giặt của công ty và thu gom bằng xe chuyên dụng, giao trả trong 24h kể từ khi nhận đồ vải bẩn.

Tuy nhiên, theo điều tra, xác minh của nhóm phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (nhóm PV), khả năng cung cấp dịch vụ giặt là của Công ty TMC đối với các bệnh viện là “có vấn đề”. 

Cụ thể, nhóm PV đã theo xe thu đồ tại Bệnh viện Lão khoa TW và được biết, công nhân thu gom đồ vải tại Bệnh viện Lão Khoa là nhân viên của Công ty TMC. Nhưng đồ vải sau khi được thu gom xong, đưa lên xe lại được chở về Công ty TNHH giặt là GLS Hà Nội (Công ty GLS), có địa chỉ tại Thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội. Nơi đặt xưởng giặt của Công ty GLS nằm giữa Xóm 1 của thôn Việt Yên, được đăng ký kinh doanh ngày 08/03/2019 với ngành nghề chính là “giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú”, do ông Vũ Tú Quỳnh làm Giám đốc.

Tại thời điểm xưởng đang hoạt động, ông Chung, quản lý xưởng giặt của Công ty GLS tự tin nói về việc, đủ khả năng cung cấp dịch vụ giặt đồ vải cho nhiều bệnh viện với công suất khoảng 3 tấn/ngày, và hiện trong xưởng các máy giặt đang xử lý đồ vải của Bệnh viện Lão Khoa TW được mang về trong ngày.

Xe của Công ty GLS thu đồ vải y tế tại bệnh viện Lão Khoa TW mang về xưởng giặt đặt giữa khu dân cư
Xe của Công ty GLS thu đồ vải y tế tại bệnh viện Lão Khoa TW mang về xưởng giặt đặt giữa khu dân cư

Được biết, để có thể xử lý đồ vải y tế tại các bệnh viện hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ phải thông qua hình thức đấu thầu. Thế nhưng, bằng một cách “thần kỳ” nào đó, với năng lực, kinh nghiệm chưa nổi 02 năm, dù không có bất kỳ hợp đồng ký kết nào với bệnh viện và chưa có kinh nghiệm giặt đồ vải y tế... cùng nhiều cái “thiếu” khác. Nhưng Công ty TNHH giặt là GLS Hà Nội vẫn đang giặt đồ vải cho nhiều bệnh viện tại Hà Nội.

Đồ giặt của bệnh viện Lão Khoa TW trong xưởng giặt của Công ty GLS
Đồ giặt của bệnh viện Lão Khoa TW trong xưởng giặt của Công ty GLS

Để có được câu trả lời, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc với Giám đốc Bệnh viện Lão Khoa TW và Bệnh viện Hòe Nhai. Lãnh đạo của 2 bệnh viện này đều khẳng định, việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ giặt đồ vải tại viện chỉ được thực hiện với Công ty TMC, hoàn toàn trong hợp đồng ký kết không sử dụng nhà thầu phụ. Phía bệnh viện không hề biết Công ty GLS là đơn vị nào vì không thông qua đấu thầu hay ký kết hợp đồng.

Phải chăng với khối lượng lớn hợp đồng ký kết với nhiều bệnh viện, quá tải công suất đã dẫn đến việc Công ty TMC “qua mặt” các bệnh viện để bán thầu cho các đơn vị khác để kiếm lời? Đối với xưởng giặt của công ty GLS được đặt sâu trong khu dân cư, không đủ kinh nghiệm giặt đồ vải y tế và không đủ tiêu chuẩn về xả thải ra môi trường, không đảm bảo chất lượng giặt là... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho bệnh nhân và người dân. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, đồ vải bệnh viện cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh nhiễm khuẩn, đảm bảo không có bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

“Bệnh viện sẽ mời công ty TMC lên làm rõ những nội dung báo chí phản ánh, nếu trong trường hợp nhà thầu vi phạm, qua mặt bệnh viện, chúng tôi sẽ cương quyết xử lý, thanh lý hợp đồng và tìm kiếm đối tác khác tin tưởng hơn”, ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa TW cho biết.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục theo doi và thông tin đến bạn đọc về vấn đề này.

Theo thông tư số 18/2009?TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 quy định:

Đồ vải của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được giặt, khử khuẩn tập trung. Các đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu và dịch tiết sinh học phải thu gom, vận chuyển và xử lý riêng đảm bảo an toàn.

Có nhà giặt thiết kế một chiều, đủ trang bị và phương tiện như máy giặt, máy sấy, phương tiện là (ủi) đồ vải, xe vận chuyển đồ vải bẩn, sạch; bể (thùng) chứa hoá chất khử khuẩn để ngâm đồ vải nhiễm khuẩn, tủ lưu giữ đồ vải; xà phòng giặt, hóa chất khử khuẩn.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể hợp đồng với Công ty có chức năng giặt khử khuẩn đồ vải y tế để bảo đảm việc giặt và cung cấp đồ vải đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh và chuyên môn.


Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!