Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Mèo Vạc (Hà Giang): Khởi sắc ở xã biên giới Thượng Phùng

Vũ Mừng - 11:24, 05/11/2024

Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng, Nhà nước; cùng với hướng đi, giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo của xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt.

Nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển, xã Thượng Phùng có địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, xã Thượng Phùng có địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu

Những ngày cuối tháng 10, từ Thị trấn Mèo Vạc vượt chặng đường hơn 40km đường đèo quanh co, chúng tôi đến thăm xã Thượng Phùng. Ngày hôm nay đến với mảnh đất này, những cung đường đã được bê tông hóa tỏa về khắp các thôn bản. Bên những nếp nhà truyền thống của đồng bào dân tộc Mông đã sinh sống lâu đời ở nơi đây, còn có những ngôi nhà xây, nhà cao tầng khang trang, bề thế hiện lên trong làn sương sớm.

Ông Chảo Chỉn Chản, Chủ tịch UBND xã Thượng Phùng cho biết: Thượng Phùng là địa phương có điều kiện xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí chưa đồng đều, nhưng những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây đã có nhiều chuyển biến tích cực. 

Nhờ nguồn lực từ 3 Chương trình MTQG diện mạo các thôn bản biên giới xã Thượng Phùng ngày một đổi khác
Nhờ nguồn lực từ 3 Chương trình MTQG diện mạo các thôn bản biên giới xã Thượng Phùng ngày một đổi khác

"Đảng bộ xã cũng đã ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện, đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong của đảng viên, của Người có uy tín trong cộng đồng", ông Chảo Chỉn Chản, Chủ tịch HĐND xã Thượng Phùng thông tin.

Với đặc thù là địa bàn biên giới, có trên 16km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc, Đồn Biên phòng Xín Cái cũng thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các thôn trong xã tiến hành tuần tra, kiểm soát, phát quang đường biên, bảo vệ mốc giới; phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, đấu tranh tố giác tội phạm, ngăn chặn hoạt động di cư tự do. Nhiều năm nay, xã Thượng Phùng không còn là điểm nóng về trật tự an toàn xã hội.

Cùng với sự vào cuộc có trách nhiệm của chính quyền và sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào DTTS trên địa bàn, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 5-6% trở lên; năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống còn 60,25%. Để đạt được kết quả này, xã đã tập trung các giải pháp, huy động nguồn lực đẩy mạnh giảm nghèo bền vững. Qua các chương trình MTQG, xã hỗ trợ hơn 530 lượt hộ nghèo giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ phục vụ sản xuất, hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; chương trình kiên cố hóa đường giao thông nông thôn đến 100% thôn...

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục tại xã Thượng Phùng đang ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học của thầy trò nơi biên giới
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục tại xã Thượng Phùng đang ngày một hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu dạy và học của thầy trò nơi biên giới

Đặc biệt, thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719, chỉ tính riêng 2 năm 2023 và năm 2024 xã Thượng Phùng đã tích cực giải ngân nguồn vốn, trong đó thực hiện bê tông hóa 4 tuyến đường với tổng nguồn vốn hơn 5,5 tỷ đồng, gồm: Tuyến đường Hoa Cà, thôn Tống Quáng Trải đi thôn Thèn Pả, thôn Khai Hoang I và thôn Khai Hoang II; duy tu sửa chữa Nhà Văn hóa thôn Thèn Pả; chuyển đổi nghề cho 6 hộ gia đình; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 13 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 8 hộ gia đình; hỗ trợ chăn nuôi bò vỗ béo cho 32 hộ gia đình...

Cũng từ nguồn vốn dự án 8, Chương trình MTQG 1719, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thượng Phùng cũng đã tích cực tuyên truyền đến Nhân dân, hội viên, phụ nữ nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tại 13/13 thôn, với hơn 680 người tham gia; thành lập, củng cố 13 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng thôn và thực hiện mua sắm trang thiết bị cho các địa chỉ tin cậy với số tiền 39 triệu đồng; đồng thời, tổ chức các Hội thi “Tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, tảo hôn, mua bán phụ nữ và trẻ em”…

Người dân xã Thượng Phùng tham gia đóng góp ngày công đổ đường bê tông về các thôn xóm
Người dân xã Thượng Phùng tham gia đóng góp ngày công đổ đường bê tông về các thôn xóm

Ông Nông Văn Ngay, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc cho biết: Xác định công tác dân tộc và thực hiện các chính sách đối với đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đặc biệt ở những xã giáp biên, là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài. Vì vậy, những năm gần đây, huyện Mèo Vạc đã ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất; chăn nuôi, chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Cùng với đó là, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự đầu tư của Nhà nước để vươn lên phát triển kinh tế.

Xã Thượng Phùng có tổng diện tích 2800ha, với hơn 935 hộ dân, 5.459 nhân khẩu, thuộc nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm hơn 90% dân số. Toàn xã Thượng Phùng có 18 thôn, trong đó có 5 thôn giáp biên. Xã Thượng Phùng có địa hình phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt mạnh bởi núi cao, vực sâu; khí hậu khắc nghiệt, phần lớn thời gian trong năm có sương mù, giá lạnh, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. Do vậy, đời sống của người dân gặp nhiều gian khó.

Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.