Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Dấu ấn từ Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở Hà Giang

Vũ Mừng - 20:01, 09/10/2024

Diễn ra vào cuối tháng 9 vừa qua, Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 do Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang tổ chức đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Các quy định pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc đã được 11 đội thi đến từ các huyện, thành phố truyền tải bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, dễ nhớ, dễ hiểu và lan tỏa sâu rộng trên địa bàn.

Màn chào hỏi của Đội thi huyện Mèo Vạc tại Hội thi thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 do Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang tổ chức .
Màn chào hỏi của Đội thi huyện Mèo Vạc tại Hội thi thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 do Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang tổ chức

Chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung và hình thức

Với sự chuẩn bị công phu, trang phục đẹp, đạo cụ phong phú, nội dung tuyên truyền sinh động, đúng chủ đề với các tình tiết độc đáo, có sức lan tỏa và mang ý nghĩa sâu sắc, có giá trị nghệ thuật, để lại ấn tượng tốt đẹp, Đội thi huyện Mèo Vạc đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.

Xuyên suốt các phần thi, Đội thi huyện Mèo Vạc đã vận dụng linh hoạt lý luận gắn với thực tiễn, xử lý tốt các tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Qua đó, khẳng định vai trò và hiệu quả công việc của mỗi cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, văn hoá, xã hội, thông tin, truyền thông, cán bộ thôn, bản, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện... Đây còn là dịp để các thành viên trong Đội Mèo Vạc được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đội thi đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tiết mục mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Mèo Vạc.
Tiết mục mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Mèo Vạc

Ông Nông Văn Ngay, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mèo Vạc, Trưởng Đoàn dự thi huyện Mèo Vạc chia sẻ: “Cách tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa rất thiết thực và hiệu quả cao. Thay vì tuyên truyền bằng việc trích dẫn điều luật khô khan thì qua sân khấu hóa đã làm “mềm hóa” các quy định những câu chuyện có kịch tính và giải quyết những mâu thuẫn đó với góc độ vai diễn nên bà con sẽ dễ tiếp cận. Cách tuyên truyền này đã giúp cho người dân dễ hiểu và nhớ lâu những kiến thức pháp luật”.

Theo Ban Tổ chức Hội thi, 220 thí sinh của 11 đội thi đến từ 11 huyện, thành phố, đã trải qua 4 phần thi gồm: Màn chào hỏi, thi trắc nghiệm, thi tiểu phẩm và thi xử lý tình huống.

Nội dung các phần thi tập trung vào các quy định của pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); những quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống của đồng bào như: Phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chống bạo lực gia đình; bình đẳng giới; phát huy vai trò của Nhân dân trong bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái; các chính sách, pháp luật khác liên quan trực tiếp đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Nhiều khán giả xúc động với phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Mèo Vạc.
Nhiều khán giả xúc động với phần thi tiểu phẩm của Đội thi huyện Mèo Vạc

Tăng cường tuyên truyền pháp luật vùng đồng bào DTTS

Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS của tỉnh Hà Giang. Qua triển khai thực hiện, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS nói riêng. 

Có thể khẳng định, chính sách dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hà Giang đã mang lại những kết quả tích cực cho người dân. Với tốc độ giảm nghèo bình quân 4%, trong đó huyện nghèo giảm 6%/năm, dự báo đến cuối năm 2025, toàn tỉnh Hà Giang giảm được trên 38.625 hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 55,12% đầu năm 2022 xuống còn dưới 37,75%.

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 tỉnh Hà Giang.
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 tỉnh Hà Giang

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cho biết: “Năm 2024 là năm đầu tiên Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc. Việc đổi mới hình thức tuyên truyền đã nhận được tín hiệu tích cực, thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp Nhân dân trong việc tìm hiểu, sử dụng pháp luật như công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân”.

"Tham gia Hội thi, các đội đều có sự đầu tư kỹ lưỡng cho từng phần thi, làm nổi bật thông điệp cần truyền tải. Ví dụ như, các đội đã có những màn chào hỏi độc đáo, sáng tạo, qua việc giới thiệu về cơ quan, đơn vị mình đang công tác, tầm quan trọng của các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Trong phần thi xử lý tình huống, dù thời gian chuẩn bị ngắn, nhưng các thành viên của các đội thi đã nhanh chóng đưa ra đáp án trả lời nhanh, chính xác, sát với thực tế. Đồng thời, các đội thi đã thể hiện sự hiểu biết kiến thức sâu rộng của mình về Chương trình MTQG 1719", ông Trần Đức Nghĩa thông tin.

Ban tổ chức trao giải khuyến khích cho các Đội thi.
Ban Tổ chức trao giải Khuyến khích cho các đội thi

Hội thi cũng đã góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn, đồng thời là dịp để các đội thi trau dồi kiến thức pháp luật, nắm vững những quy định về trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình thực thi nhiệm vụ; có kỹ năng ứng xử khéo léo, khả năng thực hiện công tác tuyên truyền đối với người dân trong triển khai thực hiện  Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền pháp luật ở cơ sở, góp phần thay đổi hành vi của đồng bào trong việc chấp hành pháp luật.

Qua đánh giá của Ban Tổ chức, Hội thi đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho khán giả bởi sự duyên dáng, hiểu biết của các thành viên tham gia cuộc thi của các đội.

Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đề nghị các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quan tâm, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân vùng DTTS trên địa bàn huyện về công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Đồng thời, đẩy mạnh việc tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình thức, phù hợp với phong tục tập quán, văn hoá truyền thống vùng đồng bào DTTS.

Ban tổ chức trao giải Ba cho đội thi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn.
Ban Tổ chức trao giải Ba cho Đội thi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn
Đội thi huyện Vị Xuyên và Bắc Quang cùng giữ vị trí Á quân chung cuộc.
Đội thi huyện Vị Xuyên và Bắc Quang cùng giữ vị trí Á quân chung cuộc


Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 tỉnh Hà Giang chụp ảnh lưu niệm cùng Đội thi huyện Mèo Vạc.
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc lần thứ I, năm 2024 tỉnh Hà Giang chụp ảnh lưu niệm cùng Đội thi huyện Mèo Vạc

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho Đội thi huyện Mèo Vạc; giải Nhì cho Đội thi huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; giải Ba cho Đội thi huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao các giải phụ cho 3 đội có màn chào hỏi xuất sắc, tiểu phẩm tuyên truyền xuất sắc và xử lý tình huống xuất sắc.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.