Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang: Sẵn sàng cho Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Vũ Mừng - 17:24, 25/09/2024

Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 26, 27/9. Hiện tại, Ban Tổ chức Hội thi đã chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện nhằm bảo đảm Hội thi diễn ra thành công tốt đẹp.

Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 26, 27/9
Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 26, 27/9

Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 được tổ chức nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ được xác định tại Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 07/3/2024 của UBND tỉnh Hà Giang về triển khai thực hiện Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2024.

Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp và cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh về lĩnh vực công tác dân tộc; đẩy mạnh việc tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa, phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống vùng DTTS và miền núi.

 Đội thi của huyện Vị Xuyên tiến hành khớp nhạc và sân khấu tại Hội trường
Đội thi của huyện Vị Xuyên tiến hành khớp nhạc và sân khấu tại Hội trường

Hội thi còn góp phần thúc đẩy giao lưu học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết của đồng bào, chia sẻ kinh nghiệm hay, mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024.

Ông Trần Đức Nghĩa (bên phải) - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội thi tại Hội trường UBND tỉnh Hà Giang, chiều 25/9
Ông Trần Đức Nghĩa (bên phải) - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội thi tại Hội trường UBND tỉnh Hà Giang, chiều 25/9

Tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 có 11 đội thi, đến từ 11 huyện, thành phố, với tổng số 220 thành viên. Hội thi được tổ chức bằng hình thức sân khấu hóa, gồm 4 phần thi: Màn chào hỏi, thi trắc nghiệm, thi tiểu phẩm và thi xử lý tình huống.

Nội dung các phần thi liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; vấn đề an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS... Hiện mọi công tác chuẩn bị cho Hội thi đã hoàn tất.

Ông Trần Đức Nghĩa (bên phải) - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cùng Trưởng Phòng Dân tộc huyện Xín Mần Trần Xuân Tĩnh trao đổi thông tin, động viên Đội thi huyện Xín Mần trước giờ khai mạc
Ông Trần Đức Nghĩa (bên phải) - Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Tổ chức Hội thi cùng Trưởng Phòng Dân tộc huyện Xín Mần Trần Xuân Tĩnh trao đổi thông tin, động viên Đội thi huyện Xín Mần trước giờ khai mạc

Với sự chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức Hội thi, sự tâm huyết của các thí sinh tham dự sẽ là nhân tố quan trọng giúp Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 diễn ra thành công tốt đẹp. Qua Hội thi sẽ lựa chọn, thành lập Đội tham dự Hội thi khu vực Đông Bắc do Ủy ban Dân tộc tổ chức.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Chương trình MTQG 1719 thúc đẩy vùng đồng bào DTTS Quảng Bình khởi sắc

Trong giai đoạn 2022-2024, Quảng Bình được phân bổ gần 1.112 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 3 năm thực hiện, vùng cao Quảng Bình đã có 205 công trình được xây mới và nâng cấp sửa chữa. Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS ở Quảng Bình cũng từng bước được nâng lên.