Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sắc màu 54

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
  • Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

    Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

    Sắc màu 54 - 19:25, 09/09/2024

    Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
  • Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

    Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

    Sắc màu 54 - 07:27, 13/08/2024

    Nghi lễ "Mạng ma" (Cầu sức khỏe) đã xuất hiện rất lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ qua các thế hệ trong đời sống của đồng bào Xinh Mun. Hằng năm, cứ mỗi độ Xuân sang, khi hoa ban, hoa mạ nở, măng đắng mọc lên, thì người Xinh Mun lại tổ chức Lễ hội Mạng ma cầu sức khỏe.
  • Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

    Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

    Sắc màu 54 - 19:59, 05/08/2024

    Vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, đồng bào Gié Triêng vào rừng đi lấy than về để rèn các dụng cụ, chuẩn bị vào vụ sản xuất mới. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có than từ loại cây Kchiah mới ăn no lửa, rèn nên những dụng cụ sản xuất tốt. Đây là thời điểm bà con tổ chức lễ hội cộng đồng lớn trong năm, gọi là Lễ hội ăn than hay Tết Cha Kchah.
  • Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

    Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

    Sắc màu 54 - 09:22, 30/07/2024

    Nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nổi bật nhất của đồng bào Chơ Ro là lễ mừng lúa mới, hay còn gọi là Lễ hội Sayangva (tức là lễ cúng Thần lúa). Lễ hội Sayangva của đồng bào dân tộc Chơ Ro được tiến hành trong thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch hàng năm, vào một đêm trăng thanh gió mát, người dân rảnh rỗi, thôn ấp vui mừng.
  • Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

    Lễ đón tiếng sấm của dân tộc Ơ Đu

    Sắc màu 54 - 02:02, 16/07/2024

    Lễ hội đón tiếng sấm đầu tiên có từ khi nào, không còn ai nhớ rõ, song đã được người Ơ Đu lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác, trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Ở Đu huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Lễ đón tiếng sấm theo tiếng Ơ Đu có nghĩa là “Chăm phtrong” gắn với tục thờ “thần sấm”.
  • Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

    Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

    Sắc màu 54 - 18:59, 08/07/2024

    Vào khoảng tháng 3 Âm lịch – lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm – người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo lại bắt đầu cho Lễ hội cầu mưa – một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất trong năm. Đồng bào dân tộc Lô Lô tin rằng những hoạt động trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng từ các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa, do đó, các nghi lễ đến nay vẫn được người Lô Lô gìn giữ từ đời này qua đời khác.
  • Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

    Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

    Sắc màu 54 - 08:06, 24/06/2024

    Người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc. Cho đến nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc, trong đó có Lễ hội Khô già già. “Khô già già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Đây là lễ hội cầu mùa, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì.
  • Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

    Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

    Sắc màu 54 - 07:57, 11/06/2024

    Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, lễ hội phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai

    Lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai

    Sắc màu 54 - 17:30, 03/06/2024

    Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Gia Rai. Người Gia Rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng vì “Hơ Jan” giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Bởi vậy, trong chuỗi nghi lễ dân gian của đồng bào Gia Rai, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.