Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lũng Pô - Người dân bám đất, bám bản xây dựng cuộc sống mới

Trọng bảo - 18:07, 16/02/2023

Lũng Pô - Mảnh đất lịch sử “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, nơi từng xảy ra những cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân để bảo vệ biên cương, biên giới phía Bắc. Thời gian đã dần xóa đi những đau thương, mất mát trong quá khứ. Giờ đây, quân và dân ở Lũng Pô nói riêng, xã A Mú Sung, Bát Xát (Lào Cai) nói chung, đang đoàn kết một lòng bảo vệ biên cương Tổ quốc, nỗ lực phát triển kinh tế, xóa nghèo, xây dựng bản làng ngày càng ấm no, giàu đẹp.

Nhiều giống cây ăn quả có giá trị kinh tế đã được người dân ở Lũng Pô trồng thay thế cây ngô, lúa truyền thống
Nhiều giống cây ăn quả có giá trị kinh tế đã được người dân ở Lũng Pô trồng thay thế cây ngô, lúa truyền thống

Năm nay đã ngoài 60 tuổi, nhưng ông Ma Seo Páo ở thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung vẫn nhớ như in những ngày đầu năm 2007, gia đình ông cùng 17 hộ dân ở thôn Dìn Chin, xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai vượt hàng trăm cây số đường mòn để sang Lũng Pô xây dựng cuộc sống mới.

“Mới đầu về đây ở thì khó khăn lắm, cơ sở hạ tầng thì chưa có, đồng đất thì hoang vu, rậm rạp. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm, hỗ trợ, động viên Nhân dân yên tâm bám đất, bám bản để xây dựng cuộc sống mới. Nhờ đó, bà con cùng quyết tâm phát triển kinh tế ngày càng khá hơn”, ông Páo nhớ lại.

Sau chiến sự năm 1979, khu vực Lũng Pô là một vùng hoang vu, ngoài Bộ đội Biên phòng, hầu như không ai lui tới. Đến những năm 2000, qua các đợt di dân từ vùng khó về định cư, canh tác mới dần hình thành nên dải đất vùng biên khang trang như ngày nay. Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm… được xây dựng phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân.

Nhiều hộ dân ở Lũng Pô đã ý thức chú trọng việc quy hoạch khu chăn nuôi gia súc gia cầm để đảm bảo vệ sinh môi trường sống
Nhiều hộ dân ở Lũng Pô đã ý thức chú trọng việc quy hoạch khu chăn nuôi gia súc gia cầm để đảm bảo vệ sinh môi trường sống

Điều kiện nơi ở mới dần tốt hơn nới ở cũ. Nhân dân mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng ngô, lúa cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả như xoài, mít, dứa... Khoa học - kỹ thuật cũng được áp dụng nhiều hơn, để nâng cao hiệu quả sản xuất. 

Từ một vùng đất hoang vu, hẻo lánh, ít ai biết tới, hôm nay thôn Lũng Pô - điểm địa đầu nơi con sông Hồng chảy vào lãnh thổ Việt Nam đã có hơn 80 hộ dân là đồng bào dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì sinh sống, với thu nhập bình quân đạt 34 triệu đồng/hộ/năm.

Ông Bùi Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND xã A Mú Sung cho biết: Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh biên giới cũng được củng cố. Lũng Pô được đánh giá là địa bàn “ổn định, vững chắc” với các mô hình nổi bật như “Thôn bản bình yên-gia đình hạnh phúc”, “Khu dân cư đoàn kết tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới”…

Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ đời sống, dân sinh cho Nhân dân
Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng phục vụ đời sống, dân sinh cho Nhân dân

“Đời sống được nâng lên, bà con Nhân dân đồng lòng tham gia các phong trào do Nhà nước phát động, nhất là xây dựng Nông thôn mới. Thôn Lũng Pô cũng là thôn đầu tiên của xã về đích Nông thôn mới”, ông Sáu cho biết thêm.

Đặc biệt, với tinh thần "Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung - đơn vị đóng quân trên mảnh đất chiến trường xưa, bao năm qua ngoài bảo vệ bình yên nơi vùng biên, còn dành công sức, vật chất để chia ngọt sẻ bùi, giúp đỡ Nhân dân bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm thay đổi bộ thôn, bản biên giới có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung luôn khắc ghi những hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh đi trước, luôn chắc tay súng bảo vệ biên cương bình yên
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung luôn khắc ghi những hy sinh anh dũng của thế hệ cha anh đi trước, luôn chắc tay súng bảo vệ biên cương bình yên

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục chính, tư tưởng, giáo dục truyền thống cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị. Từ đó, mỗi cán bộ chiến sĩ đều nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong bảo vệ vững chức chủ quyền biên cương, cũng như việc giúp bà con Nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo xây dựng biên giới bình yên, ấm no, hạnh phúc…”, Trung tá Lý Sín Sẩu, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung nhấn mạnh.

Mảnh đất Lũng Pô hôm nay đã thực sự “thay da, đổi thịt”; những ngôi nhà xây cao tầng, kiên cố ngày một nhiều hơn. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay ở “nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” trở thành biểu tượng của sức mạnh, ý chí và niềm tự hào của quân và dân Lũng Pô.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.