Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thèn Pả vào Xuân

PV - 11:03, 30/01/2023

Bản Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nằm ở thung lũng khá rộng, có gần 20 ha đất nông nghiệp bằng phẳng. Đây là nơi định cư của khoảng 60 hộ người Xạ Phang - một nhóm nhỏ của dân tộc Hoa ở Việt Nam. Vào đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đồng bào Xạ Phang đã về định cư quanh chân núi đá vôi cằn cỗi. Bằng sự cố gắng, nỗ lực của từng thành viên trong bản, giờ đây, đời sống của người dân Thèn Pả đã đổi thay nhiều; trình độ sản xuất cũng được nâng lên đáng kể.

Chị Lò Seo Phấn, bản Thèn Pả trưng bày trang phục của người Xạ Phang
Chị Lò Seo Phấn, bản Thèn Pả trưng bày trang phục của người Xạ Phang

Trong niềm vui đón chờ Xuân mới, anh Sần Seo Ngấn - Trưởng bản Thèn Pả nói như khoe: Mấy năm nay cuộc sống bà con bản mình khởi sắc lắm. Chưa đến mức có của để, nhưng các vật dụng thiết yếu trong nhà hầu như đầy đủ. Được thế là cũng nhờ Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ về mọi mặt.

Chỉ tay ra cánh đồng bằng phẳng phía trước, anh Ngấn bảo, trước đây, diện tích này bà con thường trồng ngô, trồng lúa nhưng kém hiệu quả, do không biết cách cải tạo đất. Giờ thì khác rồi, được sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, các hộ dân đã liên kết với doanh nghiệp để sản xuất, đưa giống cây trồng mới vào canh tác. Cụ thể là liên kết với Hợp tác xã Công nghệ cao Phú Mỹ Xanh, Hợp tác xã 7/5 triển khai mô hình trồng khoai tây xuất khẩu với 12 ha, 2 ha cây dược liệu. Phối hợp với Hợp tác xã Nam Dương triển khai trồng và chăm sóc bí đao xanh. Đến nay, những loại cây trồng này đang trên đà sinh trưởng và phát triển tốt.

Không chỉ đổi thay nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, hiện nay Thèn Pả còn được biết đến là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đặc sắc trong lao động, sinh hoạt hàng ngày, điển hình như nghề làm giày thêu (liển hài). Tỉ mỉ từng đường chỉ với đôi giày sắp được hoàn thiện để diện trong dịp Tết đến, Xuân về, chị Lò Seo Phấn chia sẻ: Nghề làm giày thêu của người Xạ Phang bấy lâu vẫn được lưu truyền từ đời trước đến đời sau, mang những thông điệp nhân văn sâu sắc về lối sống tích cực, chăm chỉ, tính nhẫn nại, kiên trì. Giờ đây việc lưu truyền, phát triển nghề này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa của dân tộc em, mà còn giúp cho người dân chúng em tăng thêm thu nhập từ việc bán sản phẩm cho du khách.

Người dân bản Thèn Pả trồng rau vụ Đông, bảo đảm sinh hoạt
Người dân bản Thèn Pả trồng rau vụ Đông, bảo đảm sinh hoạt

Với giá trị tiêu biểu, nghề làm giày thêu của người Xạ Phang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 829/QĐ-BVHTTDL ngày 9/3/2021.

Rời thung lũng Thèn Pả lúc chiều tà, trong không khí ấm áp của mùa Xuân, phía xa trên những cánh đồng, những người Xạ Phang cần cù trong lao động, sản xuất ấy đang mong đợi Tết đến, Xuân về để gửi trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp và cùng mong một năm mới nhiều may mắn.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.