Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lớp học “sau xóa mù chữ”

PV - 09:39, 01/03/2018

Chúng tôi đến xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) vào một tối cuối năm, ở một xã miền núi, chỉ khoảng 5, 6 giờ chiều trời đã tối đen như mực. Cả không gian mịt mùng, chỉ có vài ánh đèn điện xa xa, trong đó nổi bật nhất là ánh điện từ lớp học sau xóa mù chữ do Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 tổ chức cho người dân bản Nóng 1 và bản Hủa Na thuộc xã Tri Lễ. Đây là lớp học dành cho những người đã từng tiếp xúc với “cái chữ” nhưng đã để "rơi rụng" nên được gọi là “Lớp học sau xóa mù”.

Các chiến sĩ Đoàn KTQP 4 tận tình giúp đỡ các học viên. Các chiến sĩ Đoàn KTQP 4 tận tình giúp đỡ các học viên.

 

Lớp học 19h30 mới bắt đầu, nhưng chỉ mới 19h các học viên đã đến đầy đủ. Tiếng nói cười, tiếng chào nhau làm cả phòng học ấm áp, nhộn nhịp xóa đi cái lạnh những ngày cuối năm. Trong lớp học, học viên nhỏ tuổi nhất cũng khoảng 30 tuổi, anh chị em ruột thịt, các cặp vợ chồng, thậm chí có nhiều học viện đã lên chức bà gần 20 năm nay.

Cô Hà Thị Nhân năm nay đã 56 tuổi, trên đầu đã 2 thứ tóc nhưng chưa từng vắng buổi học nào. “Thấy tôi chưa biết chữ, thầy cô đến tận nhà động viên đi học lớp xóa mù cùng những người khác” bà Nhân chia sẻ.

Cũng giống như bà Nhân, cặp vợ chồng anh Ngân Văn Nhiên và chị Lương Thị Lan cũng là những người tích cực học tập. Được biết, mới đầu chỉ có chị Lan đi học, nhưng thấy việc học chữ rất có ích, chị đã rủ chồng mình là anh Nhiên đi học cùng.

Chỉ sau 2 tháng đến lớp xóa mù chữ, những người như cô Nhân, hay vợ chồng anh Nhiên chị Lương cùng những học viên khác đều vui mừng cho biết đã nhận diện được bảng chữ cái, biết đánh vần, biết viết chữ.

Thành quả này có được nhờ sự chịu khó, miệt mài, nỗ lực học tập của mọi người và đặc biệt trong đó là đóng góp của các chiến sỹ thuộc Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4 đã đứng ra tổ chức và đứng lớp hướng dẫn mọi người.

Ông Hà Sĩ Nam, nguyên Bí thư Chi bộ và Trưởng bản Nóng 1 cho biết, lớp học sau xóa mù chữ này bắt đầu từ tháng 8, diễn ra từ 19h30 đến 22h vào các ngày thứ 2 và thứ 7 hằng tuần. Giáo viên đứng lớp là cán bộ, chiến sĩ thuộc Đoàn KTQP 4 và đoàn viên thuộc Tri thức trẻ tình nguyện của Đoàn KTQP 4 đảm trách.

Trong đó toàn bộ chi phí của lớp học từ sách, vở, bút đều được Đoàn KTQP mua sắm, ủng hộ bà con.

“Mở lớp học cho bà con của bản là việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa. Mỗi lần họp bản hay tuyên truyền một việc gì đó cho những người dân không biết chữ hết sức khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phải cảm ơn các chiến sĩ thuộc Đoàn KTQP 4, đã nỗ lực giúp đỡ người dân bản Nóng 1” ông Nam chia sẻ.

Thực sự, những lớp học xóa mù chữ không chỉ giúp các học viên nâng cao trình độ dân trí mà còn thể hiện tâm huyết, trách nhiệm với nghề, với nhân dân của các thầy, cô giáo thuộc Đoàn KTQP 4. Cùng với đó, là tinh thần nỗ lực học tập, vượt qua khó khăn của người dân bản Nóng 1.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Phổ cập xóa mù chữ: Cách làm hay ở Lạng Sơn

Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.