Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Lớp học của ông Tám

PV - 08:40, 20/04/2018

Ông Hứa Thiên Tám (74 tuổi), dân tộc Nùng là Người có uy tín ở xóm Chiến Thành, xã La Bằng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên).

Ông Hứa Thiên Tám. Ông Hứa Thiên Tám.

 

Không chỉ vận động người thân trong gia đình cùng với nhân dân địa phương hiến đất làm đường, thực hiện tốt các chủ chương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà ông còn trăn trở và có những việc làm thiết thực để gìn giữ tiếng nói của dân tộc mình cho các thế hệ mai sau.

Trong câu chuyện với chúng tôi, điều ông Tám trăn trở nhất hiện nay đó là, tình trạng con cháu trong gia đình và các cháu ở địa phương sau nhiều năm không sử dụng tiếng dân tộc mình nên đã dần “quên”. Ông bảo: Quên tiếng dân tộc thì e rằng chỉ thời gian nữa các cháu quên cả những phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông.

Sau bao lần trăn trở, ông Tám quyết định mượn nhà văn hoá xóm mở lớp dạy tiếng dân tộc Nùng miễn phí cho các cháu ở địa phương. Ban đầu, ông chỉ dạy cho con cháu trong gia đình, về sau nhiều gia đình khác thấy việc làm của ông ý nghĩa nên đã gửi con cháu theo học. Dịp hè vừa qua ông đã tổ chức lớp học với trên 30 cháu nhỏ là người dân tộc Nùng, đủ các lứa tuổi tham gia. Dù không có kỹ năng về sư phạm nhưng việc dạy của ông lại có cách truyền tải gần gũi, từ những vật dụng thường ngày trong gia đình đến những câu nói hay dùng nên các cháu rất thích. Cháu Hứa Thị Mỹ, học sinh lớp 8 vui vẻ nói: Ông Tám dạy tiếng, chúng cháu dễ nhớ, dễ thuộc, nếu được viết vần chữ nữa chắc chúng cháu sẽ nhanh nhớ hơn.

Điều ông Tám lo lắng hiện nay chính là việc bố mẹ các cháu không sử dụng tiếng dân tộc mình trong giao tiếp, với các con. Vì vậy, việc không được sử dụng thường xuyên sợ các cháu dễ quên nên khi ông dạy sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Bên cạnh đó, ông Tám cũng chỉ dạy chay, dạy tiếng chứ không có bộ vần chữ Tày, Nùng, bởi nếu có chữ viết thì việc dạy sẽ hiệu quả hơn, các cháu sẽ nhớ lâu hơn về tiếng của dân tộc mình, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn chữ viết, tiếng nói và phong tục tập quán của vùng đồng bào DTTS.

Không chỉ trăn trở với việc giữ gìn tiếng của dân tộc, ông Tám còn nhiều lần tham gia vào việc vận động người thân trong gia đình, bà con hàng xóm góp công, hiến đất làm đường, khu vui chơi, nhà văn hoá xóm… góp phần thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Ngoài ra, ông Tám cũng tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ chương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nhất là những chính sách liên quan trực tiếp đến đồng bào DTTS. Trong nhiều năm qua xóm Chiến Thành luôn là điểm sáng về các phong trào của xã La Bằng.

Ông Dương Văn Vượng, Chủ tịch UBND xã La Bằng cho biết: Ông Hứa Thiên Tám không chỉ được người dân địa phương tin yêu, kính trọng, mà nhiều năm liền ông được bầu là Người có uy tín, 2 lần được đi dự Đại hội tiêu biểu của huyện, tỉnh. Ông còn có nhiều cách làm hay, có hiệu quả trong công tác vận động người thân trong gia đình, hàng xóm góp công, hiến đất làm đường xây dựng khu vực nông thôn khang trang, sạch đẹp. Ông Tám là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo.

Ông Hứa Thiên Tám không chỉ được người dân địa phương tin yêu, kính trọng, mà nhiều năm liền ông được bầu là Người có uy tín, 2 lần được đi dự Đại hội tiêu biểu của huyện, tỉnh. Ông còn có nhiều cách làm hay, có hiệu quả trong công tác vận động người thân trong gia đình, hàng xóm góp công, hiến đất làm đường...”

Ông Dương Văn Vượng,

Chủ tịch UBND xã La Bằng

DOÃN KIÊN

Tin cùng chuyên mục
Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Tổ chức dạy học linh hoạt cho học sinh tại vùng ảnh hưởng bởi bão, lũ

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các nhà trường tại những vùng bị ảnh hưởng bởi bão, lũ thực hiện giải pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn để bảo đảm tiến độ thực hiện chương trình theo khung thời gian năm học, không gây áp lực, quá tải cho giáo viên và học sinh.