Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Làng kiểu mẫu dưới đỉnh núi U Sầu: Người Ca Dong dựng làng kiểu mẫu (Bài 2)

Minh Ngọc - Phạm Nữ - 10:53, 01/10/2022

Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.

Người dân thu gom rác thải để xử lý tại lò đốt rác mini, cùng chung tay bảo vệ môi trường
Người dân thu gom rác thải để xử lý tại lò đốt rác mini, cùng chung tay bảo vệ môi trường

Ở Ra Manh và xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, có nhiều hộ gia đình đã có 2 nhà, một hiện đại và một nhà sàn truyền thống. Quanh nhà, những cây bưởi trĩu quả, giàn bầu bí cuối vườn quả lủng lẳng. Sân nhà hoa cúc, hoa giấy, hoa muống rừng nở suốt bốn mùa. Trước ngõ, hàng cây anh đào đã bén rễ, xanh cành, cao hơn đầu người đang chờ mùa đơm hoa đón khách. Làng Ra Manh giờ đã là "làng kiểu mẫu" khang trang, hiện đại, đan xen nét đẹp truyền thống đặc sắc của dân tộc Ca Dong.

Để hạn chế tình trạng vệ sinh môi trường ở nông thôn bị ô nhiễm do thói quen sinh hoạt cũng như do chưa có biện pháp xử lý rác thải hợp lý của người dân, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ cho các thôn xây dựng những lò đốt rác theo nhóm hộ gia đình để tập trung thu gom, xử lý rác, hạn chế rác thải phát sinh ra ngoài môi trường. Mỗi lò xây dựng với kinh phí khoảng trên 2,5 triệu đồng. Việc xây dựng mô hình lò đốt rác mini đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện, không tốn diện tích, xử lý tại chỗ rác thải sinh hoạt của khu dân cư, tạo ý thức, thói quen phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ đối với người dân.

Đặc biệt, lượng khí thải khi đốt không phát tán ra khu dân cư nên nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Cùng với đó, nhằm nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân, chính quyền địa phương cũng tuyên truyền vận động thực hiện “5 không 3 sạch” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, góp phần thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng Nông thôn mới của xã.

Thôn Ra Manh xây dựng mô hình Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu về xây dựng đời sống văn hóa, văn minh gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự
Người dân thôn Ra Manh cùng với các lực lượng chức năng đang khắc phục hậu quả mưa lũ

Bên cạnh đó, vấn đề bạo lực gia đình vẫn còn nhiều sự việc khó giải quyết do phong tục tập quán, Hội LHPN xã Sơn Long mới đây cũng đã tổ chức lễ ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh" tại cộng đồng ở xã Sơn Long với 30 thành viên tham gia. Mô hình “Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh" tại cộng đồng được UBND xã Sơn Long thành lập tại các thôn trên địa bàn xã, nhằm giúp cho người dân, nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình, người có nguy cơ bị bạo lực trên cơ sở giới có nơi tạm lánh khẩn cấp. Mục đích để cách ly với người gây bạo lực hoặc người có nguy cơ gây bạo lực và con của họ; giúp họ được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tối thiểu ban đầu về y tế, phục hồi sức khỏe, tư vấn ổn định tâm lý, tư vấn pháp luật cơ bản, hỗ trợ chuyển tuyến (khi cần thiết) và phòng tránh bạo lực tiếp tục tái diễn.

Cùng với đó, vấn đề an ninh trật tự tại địa phương cũng được chính quyền và các nghành chức năng quan tâm. Ngày 18/8/2022 vừa qua, Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm - Trật tự xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (Ban chỉ đạo 138) xã Sơn Long, tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2022. 

Đến ngày 25/8/2022 vừa qua, UBND xã Sơn Long tổ chức lễ ra mắt mô hình “Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu về xây dựng đời sống văn hóa, văn minh” gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại thôn Ra Manh, xã Sơn Long. Các tiêu chuẩn, nội dung chủ yếu gồm: Đoàn kết xây dựng đời sống kinh tế ổn định và phát triển; đoàn kết xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng đời sống đoàn kết, hòa thuận; xây dựng môi trường, cảnh quan “sáng - xanh - sạch - đẹp”; chấp hành pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giúp đỡ cộng đồng, đảm bảo an ninh xã hội; cán bộ và Nhân dân ở khu dân cư gương mẫu, tích cực hỗ trợ cộng đồng; phát huy dân chủ ở cơ sở; có hệ thống chính trị vững mạnh.

Khen thưởng cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Khen thưởng cho tập thể và cá nhân xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Trong những năm gần đây, Ban Chỉ đạo 138 xã Sơn Long đã tổ chức 6 buổi tuyên truyền với trên 1000 lượt người tham gia. Để tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, thời gian tới, Ban Chỉ đạo 138 xã Sơn Long tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc phù hợp với tình hình, đặc điểm nhiệm vụ chính trị của xã; cương quyết xử lý các vụ vi phạp pháp luật xảy ra trên địa bàn đảm bảo quy định của pháp luật.

Chính quyền địa phương cũng phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác phát động phong trào nhằm bảo đảm an ninh trật tự, động viên tinh thần năng nổ, sáng tạo, thi đua lao động, sản xuất trong Nhân dân. Phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; chung tay thu gom rác thải, vệ sinh môi trường; chú trọng công tác tố giác, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. 

 Mô hình “Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu về xây dựng đời sống văn hóa, văn minh” gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại thôn Ra Manh nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết của Nhân dân trên địa bàn thôn Ra Manh nói riêng và lan tỏa tới các thôn khác trong xã, tích cực hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn toàn xã.

Với Ra Manh bây giờ, con suối Nước Tang đã trong hơn, đời sống người dân đã đổi thay đáng kể, trở thành “làng kiểu mẫu” của toàn xã, cũng như của huyện Sơn Tây. Người dân ở ngôi làng nơi vùng sâu, vùng xa này rất phấn khởi khi làm cái nghề mà trước đây ngay cả trong mơ họ cũng chưa hề nghĩ đến, đó là xây dựng điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.