Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

"Hoa đã nở" trên vùng đất Sa Ná

Quỳnh Trâm - CTV - 20:04, 10/08/2022

Sa Ná thuộc xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa). Cái tên được nhắc nhiều nhất trong trận lũ lịch sử vào tháng 8/2019, nay đã khác. Không còn cảnh hoang tàn, đổ nát, vùng đất này đã trở thành bản Nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Thanh Hóa.

Một phần quả đồi Pom Ngô rộng 2,8 ha được sử dụng làm nơi tái định cư cho 51 hộ dân bị ảnh hưởng
Một phần đồi Pom Ngô, rộng 2,8 ha được sử dụng làm nơi tái định cư cho 51 hộ dân bị ảnh hưởng bỡi lũ lụt

Còn nhớ cách đây 3 năm (3/8/2019), trận lũ quét lịch sử bất ngờ ập về bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn khiến 10 người chết và mất tích, hơn 50 căn nhà bị cuốn trôi, hư hỏng.

Được biết sau trận lũ, bản Sa Ná được tái thiết bằng nguồn vốn ngân sách và hỗ trợ của các nhà hảo tâm. Một phần quả đồi Pom Ngô, rộng 2,8 ha được sử dụng làm nơi tái định cư cho 51 hộ dân bị ảnh hưởng. 19 ngôi nhà cấp 4 và 32 căn nhà sàn truyền thống mới được xây dựng khang trang, sạch sẽ. Bên cạnh được bố trí hai điểm trường mầm non, tiểu học và nhà văn hóa cộng đồng…

 Ngoài khu tái định cư, tuyến đường bê tông dài hơn 3 km từ đầu Quốc lộ 217 cũng được xây dựng, giúp người dân Sa Ná đi lại thuận lợi hơn, trẻ em không lo cảnh phải nghỉ học khi mùa lũ tới.

Nhiều hộ gia đình phát triển chăn nuôi, vừa buôn bán, trồng trọt nên đời sống bắt đầu ổn định. Về Sa Ná hôm nay để thấy được sự đổi thay kỳ diệu. Kể từ khi chuyển về nơi ở mới, bà con nơi đây rất phấn khởi, vui mừng, cuộc sống cũng đã dần ổn định lại. "Vùng đất chết"  Sa Ná hôm nay đã trở thành bản Nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Thanh Hóa.

Một số hình ảnh về sức sống mới của Sa Ná

Nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng cùng với các điểm trường mầm non trường học tiểu học
Nhà văn hóa cộng đồng cùng với các điểm trường mầm non trường tiểu học được xây dựng khang trang sạch đẹp
Tuyến đường bê tông dài hơn 3 km được xây dựng giúp người dân Sa Ná đi lại thuận lợi hơn, trẻ em không lo cảnh phải nghỉ học khi mùa lũ tới
Tuyến đường bê tông dài hơn 3 km được xây dựng giúp người dân Sa Ná đi lại thuận lợi hơn, trẻ em không lo cảnh phải nghỉ học khi mùa lũ tới
Tại vị trí bản làng cũ ven suối Son của Sa Ná, dân làng cải tạo trồng lúa và rau màu
Tại vị trí bản làng cũ ven suối Son của Sa Ná đã được người dân cải tạo trồng lúa và rau màu
Người dân chăm sóc cây trồng trên phần đất mới được chia sau khi lũ quét sạch nhà cửa
Người dân chăm sóc cây trồng trên phần đất mới được chia sau khi lũ quét sạch nhà cửa
Nhiều hộ gia đình có cuộc sống ổn định nhờ phát triển chăn nuôi, trồng trọt…
Nhiều hộ gia đình có cuộc sống ổn định nhờ phát triển chăn nuôi, trồng trọt…
Sa Ná nơi "đất chết" nở hoa 6
Ông Ngân Văn Tiến cho hay, sau khi căn nhà cũ bị lũ cuốn, gia đình ông được hỗ trợ xây cất căn nhà mới, số vốn dành dụm được từ các nhà hảo tâm ủng hộ, ông tìm mua giống nhím, thỏ, ếch để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập ngoài cấy lúa và trồng rừng
Ông Ngân Văn Tiến cho hay, sau khi căn nhà cũ bị lũ cuốn, gia đình ông được hỗ trợ xây cất căn nhà mới, số vốn dành dụm được từ các nhà hảo tâm ủng hộ, ông tìm mua giống nhím, thỏ, ếch để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập ngoài cấy lúa và trồng rừng
Từ khi chuyển về nơi ở mới, bà con nơi đây rất phấn khởi, vui mừng, cuộc sống cũng đã dần ổn định lại
Từ khi chuyển về nơi ở mới, bà con rất phấn khởi, vui mừng, cuộc sống cũng đã dần ổn định lại
Người dân Sa Ná tưởng niệm những người đã khuất sau trận lũ lịch sử vào tháng 8/2019
Những ngày này người dân Sa Ná đã đến thắp hương tưởng niệm những người đã khuất sau trận lũ lịch sử tháng 8/2019 tại khu vực Bia tương niệm
Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.