Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh

PV - 09:39, 19/02/2020

Cuộc sống của những hộ dân ở làng chài trên hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk quanh năm lặng lẽ. Một phần do họ sinh sống tạm bợ trên các bè nuôi cá lênh đênh trên mặt hồ thủy điện, một phần do cuộc sống hết sức khó khăn không có điều kiện lên bờ sinh sống.

Làng chài nằm dưới chân cầu Đắk Hill, Quốc lộ 27, bắc qua hồ thủy điện Buôn Tua Sarh.
Làng chài nằm dưới chân cầu Đắk Hill, Quốc lộ 27, bắc qua hồ thủy điện Buôn Tua Sarh.

Từ TP Buôn Ma Thuột theo Quốc lộ 27 khoảng 70 km là đến hồ thủy điện Buôn Tua Sarh, xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Năm 2009, khi hồ thủy điện Buôn Tua Sarh tích nước, ban đầu có một số hộ dân ở các tỉnh miền Tây tìm lên đây lập bè nuôi cá và sinh sống lênh đênh trên mặt nước. Một vài năm sau, trên mặt hồ thủy điện này đã hình thành một làng chài với 39 hộ dân, chủ yếu là người dân miền Tây sinh sống bằng nghề đánh bắt cá tự nhiên và lập bè nuôi cá trên mặt hồ.

Các hộ dân chủ yếu là người các tỉnh miền Tây đến lập bè nuôi cá và sống lênh đênh trên mặt hồ thủy điện Buôn Tua Sarh từ năm 2009 đến nay.
Các hộ dân chủ yếu là người các tỉnh miền Tây đến lập bè nuôi cá và sống lênh đênh trên mặt hồ thủy điện Buôn Tua Sarh từ năm 2009 đến nay.

Tuy nhiên, những năm gần đây do nguồn thủy sản trong lòng hồ ngày càng cạn kiệt và việc nuôi cá không còn thuận lợi như trước, khiến cuộc sống của các hộ dân ở làng chài này gặp nhiều khó khăn, một số đã chuyển đi nơi khác, đến nay làng chài này chỉ còn 20 hộ dân với 39 bè nuôi cá. Hầu hết các hộ nuôi cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh là hộ nghèo và sống tạm cư, thiếu vốn đầu tư mở rộng nuôi cá và nguồn thức ăn cho cá trong lòng hồ cũng cạn kiệt nên việc nuôi cá ở đây cũng chỉ đủ sống qua ngày.

Do trường học ở xa nên nhiều đứa trẻ ở làng chài không được đến trường, phải ở nhà chăm em phụ giúp gia đình.
Do trường học ở xa nên nhiều đứa trẻ ở làng chài không được đến trường, phải ở nhà chăm em phụ giúp gia đình.

Do cuộc sống khó khăn, hằng ngày phải bươn chải kiếm sống trên lòng hồ thủy điện, trong khi đó trường học lại xa nên những đứa trẻ sinh ra ở đây được gia đình gửi lên xã, huyện để học, nhưng phần lớn chỉ học hết tiểu học là nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình nuôi cá hoặc vào TP Hồ Chí Minh làm công nhân kiếm sống. Vì vậy, mong ước lớn nhất của các hộ dân ở làng chài này là được lên bờ có một mảnh đất để xây nhà ở tránh bão, không phải sống trên những bè nuôi cá bấp bênh mỗi khi con nước vơi đầy và được Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để mở rộng bè nuôi cá, xóa đói giảm nghèo, chăm lo cho con cái ăn học…

Những hộ dân ở làng chài này chủ yếu làm nghề nuôi cá lóc và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh để sinh sống.
Những hộ dân ở làng chài này chủ yếu làm nghề nuôi cá lóc và đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh để sinh sống.

Theo Chủ tịch UBND xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk Hồ Văn Anh, mong ước của người dân làng chài trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh là chính đáng, nhưng do các hộ dân ở đây sinh sống tạm cư, chỉ đăng ký tạm trú, được tham gia đầy đủ hoạt động y tế, giáo dục của địa phương nhưng không thể vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư mở rộng bè nuôi cá, vì có những quy định riêng của ngành ngân hàng. Về nhu cầu người dân muốn lên bờ sinh sống, UBND xã sẽ tạo điều kiện cho người dân đăng ký hộ khẩu thường trú tại xã để hưởng các chương trình phúc lợi theo quy định của nhà nước. Còn về đất tái định cư cho người dân làng chài cần phải đợi chủ trương, quy hoạch của cấp có thẩm quyền.

Hằng ngày các hộ dân phải sử dụng nước hồ để sinh hoạt.
Hằng ngày các hộ dân phải sử dụng nước hồ để sinh hoạt.

Do không có hộ khẩu thường trú và cuộc sống quá khó khăn, hơn 10 năm nay, các hộ dân ở làng chài này vẫn ngày đêm mưu sinh trên những bè cá lênh đênh trên lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sarh. Mong ước lớn nhất của họ là được các cấp, các ngành tạo điều kiện để sớm được lên bờ ổn định cuộc sống, chăm lo cho con cái học hành để sau này không lặp lại cuộc sống khó khăn lênh đênh trên sóng nước nữa.



Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.