Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai): Gìn giữ nghề làm cối gỗ truyền thống

Thùy Dung - 09:51, 20/07/2020

Nhiều năm qua, thanh niên DTTS ở làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm cối gỗ truyền thống. Điều này không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên.

Anh Nhun (bên phải) và anh Thăng ( bên trái) đang miệt mài làm cối gỗ trước sân nhà.
Anh Nhun (bên phải) và anh Thăng ( bên trái) đang miệt mài làm cối gỗ trước sân nhà.

Dưới cái nắng như rót mật của Tây Nguyên, dưới bóng cây trước sân nhà anh Nhun và Thăng (SN 1994) vẫn miệt mài làm cối gỗ truyền thống. Anh Nhun cho biết: “Ở xã Ia Pết này chỉ có thanh niên làng Breng làm cối gỗ thôi, các làng khác hầu hết họ không theo nghề này. Ngày trước mình đi bộ đội, ra quân về thì học nghề này từ Nhút, anh trai mình. Thấy hai anh em mình làm được, thanh niên trong làng cũng dần học theo. Đến nay, thanh niên làng này hầu như ai cũng biết làm cối gỗ”.

Đưa đôi tay thoăn thoắt bào nhẵn lòng cối sâu anh Thăng nói: Mình cũng học nghề này được mấy năm nay rồi. Đến bây giờ thì thành thạo, mỗi ngày nếu chăm chỉ có thể làm được 10 cái cối gỗ. Ngày trước, thời cha ông mỗi ngày chỉ làm được 1 cái thôi, vì không có các dụng cụ hiện đại như bây giờ. Thời xưa phải dùng cưa tay, ngày nay dùng cưa máy, ngoài ra còn có máy bào nên làm nhanh hơn.

Nói về việc thanh niên làng Breng ai cũng biết làm cối gỗ truyền thống, anh Nhun bộc bạch: Ngày trước dân làng trồng cao su, cà phê để phát triển kinh tế. Nhưng thời gian qua, giá thành các sản phẩm cao su, cà phê bị sụt giảm nên ngoài việc lên rẫy làm, thanh niên làng làm thêm cối để kiếm thêm thu nhập. Người dân làng Breng thường lấy gỗ Tơ Nang về làm cối, lấy gỗ Tơ Nha về làm chày.

Khi lượng gỗ khan hiếm hơn, họ sử dụng gỗ mít để làm. Gỗ thường được người dân lên rừng lấy về, hoặc mua lại từ người dân địa phương khác. Một chiếc cối thường có đường kính khoảng 40cm. Khó nhất trong việc làm cỗi gỗ là khoan lỗ, vì rất khó đi đường tròn để làm miệng cối. Một chiếc cối được đánh giá là đẹp khi được bào nhẵn, mịn và không bị nứt mặt gỗ. Khi bán sẽ được giá thành cao hơn, hiện nay giá mỗi chiếc cối dao động từ 250 - 500 ngàn đồng. Còn chày có giá 120 - 150 ngàn đồng.

Cứ như thế, nhiều năm qua ở làng Breng ngoài giờ đi lên rẫy, lên nương thanh niên làng lại tập trung trước cửa nhà để làm cối gỗ truyền thống. Giữa cuộc sống hiện đại nhộn nhịp, thanh niên làng vẫn say mê giữ gìn nghề của ông cha. Vì họ bảo nhu cầu người dân dùng vẫn còn cao, nghề này giúp họ có nguồn thu ổn định. Hằng ngày, sau khi làm xong cối gỗ, anh Nhun sẽ chở vào các làng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đăk Đoa và các huyện lân cận như Chư Prông, Ia Grai, Đức Cơ... để bán cho người dân. Nhờ công việc này, anh Nhun cũng đã xây cho mình một căn nhà khang trang hơn 100 triệu đồng. Người làng Breng cũng hỗ trợ nhau để đưa sản phẩm ra thị trường. Đối với hộ không có điều kiện chở cối đi bán, sẽ có hộ đứng lên thu mua để đưa sản phẩm đến các làng đồng bào DTTS.

Đối với đồng bào Tây Nguyên, cối gỗ là một dụng cụ không thể thiếu, gắn bó với đời sống tinh thần hằng ngày. Từ việc giã gạo, giã lá mì, giã tiêu, giã muối đều phải thông qua chiếc cối. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều làng vẫn giữ được những thói quen cũ là dùng cối, nên việc làm cối gỗ được hồi sinh.

Về giữ gìn văn hóa truyền thống, xã Ia Pết được đánh giá là nổi trội hơn các xã khác. Nơi đây, người làng Breng biết làm cối gỗ, người làng Ngơm Thung thì dệt thổ cẩm, đan gùi truyền thống. Điều này đã góp phần giữ gìn và lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.