Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Lâm Đồng xử phạt hai chủ hộ hơn 220 triệu đồng và buộc trồng lại rừng bị phá trái phép

PV - 16:49, 19/03/2021

Hai chủ hộ ở tỉnh Lâm Đồng vừa bị UBND tỉnh xử phạt 225 triệu đồng, đồng thời buộc phải trồng lại diện tích rừng bị phá trái pháp luật.

Một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn
Một vụ phá rừng ở Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn

Cụ thể, theo Quyết định số 575 /QĐ-XPVPHC ngày 17/3/2021, UBND tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt vi phạm hành chính K’Tích (sinh năm 2000, trú tại thôn 4, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm) về hành vi phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 3.559m2 rừng sản xuất. Với thiệt hại trên, đối tượng đã bị xử phạt số tiền 137,5 triệu đồng, theo quy định tại điểm b, khoản 8, Điều 20 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP. Ngoài bị phạt tiền, K’Tích còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trồng lại toàn bộ diện tích rừng đã bị phá tại tiểu khu 432, thuộc xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng ra Quyết định số 576/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Ka Nguyên (sinh năm 1999, trú tại thôn 4, xã Lộc Bắc). Căn cứ theo kết quả xác minh của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Ka Nguyên đã thực hiện hành vi phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 2.692m2 rừng sản xuất. Với hành vi trên, Ka Nguyên bị xử phạt 87,5 triệu đồng, đồng thời, bị buộc phải trồng lại diện tích rừng đã bị chặt phá tại tiểu khu 432, xã Lộc Bắc.

Trước đó ngày 23/2, lực lượng Kiểm lâm địa bàn phát hiện 2 đối tượng trên đang thực hiện hành vi phá rừng tại vị trí khoảnh 11, tiểu khu 432. Ngay sau đó, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm đã lập hai biên bản vi phạm hành chính với hai đối tượng trên.

Trong nhiều năm gần đây, do nhiều người từ các tỉnh, thành trong cả nước kéo tới địa bàn tỉnh Lâm Đồng để mua đất sản xuất, đất làm trang trại, làm khu du lịch… khiến nhiều hộ dân địa phương vì ham tiền đã bán diện tích đất sản xuất đang có. Khi tiêu hết tiền bán đất, các hộ dân người địa phương lại tiếp tục lấn chiếm, phá rừng để lấy đất sản xuất phục vụ mưu sinh, khiến cho tình trạng phá rừng liên tục diễn ra trên địa bàn./.

Tin cùng chuyên mục
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.