Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Người đi đầu trong việc giữ rừng ở Hang Kia

PV - 11:41, 01/04/2019

Chỉ vài năm trước đây, khi nạn chặt phá rừng còn hoành hành tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia-Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, thì hiện nay, người dân ít ai còn nghe thấy tiếng vọng của máy cưa, tiếng rừng “khóc” nữa. Có được kết quả đó là sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân chung tay bảo vệ rừng.

Một góc Hang Kia nhìn từ trên cao. Một góc Hang Kia nhìn từ trên cao.

Niềm nở tiếp đón chúng tôi trong ngôi nhà nằm dưới chân núi, ông Khà A Váu, dân tộc Mông, Chủ tịch UBND xã Hang Kia chậm rãi kể: “Việc trồng mới rừng vừa là tình yêu của tôi với cánh rừng già đã bị mất đi, vừa làm gương cho đồng bào noi theo trong công tác bảo vệ rừng. Hơn 1.000 cây bách, tôi tự bỏ kinh phí, thời gian để trồng và chăm sóc”.

Trước đây, Khu BTTN Hang Kia-Pà Cò là nơi lâm tặc và người dân thi nhau khai thác gỗ, họ được “bảo hộ” bởi tờ đơn xin khai thác gỗ làm nhà. Tính riêng hai bản Thung Mặn và Thung Ẳng có tổng cộng hơn 260 hộ dân, mỗi năm có đến cả chục hộ dân xin khai thác gỗ qua những tờ đơn có xác nhận của trưởng bản, UBND xã. Lợi dụng việc này, lâm tặc đã triệt hạ cây rừng, họ lấy cớ giúp gia chủ nhưng thực chất là xẻ gỗ để mang bán kiếm lợi, đến mức tận diệt cây gỗ nghiến, loại cây có giá trị cao trên thị trường, nhiều lâm tặc còn trang bị cả “hàng nóng” để chống lại người giữ rừng. Về phía người dân, do nhận thức chưa cao, nên khi cầm trong tay giấy phép khai thác liền nghĩ có thể chặt bất cứ đâu, bất cứ cây nào mình thích để làm nhà, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát.

Trước tình hình đó, ông Váu không ngần ngại đến từng thôn, bản làm công tác dân vận, ngồi trò chuyện cùng bà con để nâng cao nhận thức trong việc khai thác gỗ tự nhiên cũng như bảo vệ những loài cây quý hiếm.

Ông Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia. Ông Khà A Váu, Chủ tịch UBND xã Hang Kia.

Anh Sùng A Sếnh, bản Thung Mài, xã Hang Kia cho biết: Được Chủ tịch Váu đến tận bản phổ biến về bảo vệ rừng, tôi cùng bà con trong bản đều tiếp thu và dừng việc khai thác rừng trái phép, khi làm nhà mới đều sử dụng lại những cây gỗ từ nhà cũ, cũng nhờ đấy mà biết bảo vệ những cây gỗ quý của địa phương.

Là người con của núi rừng, mỗi bước đi của ông Váu đều được rừng xanh che chở, đối với ông cũng như những người dân ở Hang Kia-Pà Cò, rừng già là mẹ, là nhà. Nhưng để quản lý, bảo vệ cả cánh rừng, đôi chân ông Váu không đủ nhanh, đôi mắt không đủ tinh mà theo ông, muốn làm tốt cần có sự giúp đỡ của người dân sinh sống trên địa bàn Hang Kia-Pà Cò. Với mong muốn phát triển đội ngũ bảo vệ rừng từ Nhân dân, ông Váu coi mỗi người dân hiểu biết pháp luật và có ý thức bảo vệ rừng đều là một chiến sĩ kiểm lâm, nhờ Nhân dân đã giúp ông hoàn thành được nhiệm vụ. Ông đã cùng Nhân dân thông tin cho các cấp chính quyền, Ban Quản lý rừng, kịp thời ngăn chặn hơn 10 vụ khai thác gỗ trái phép, vận động 3 đối tượng trên địa bàn ra trình diện cơ quan chức năng và đồng thời trồng mới hơn 2ha rừng.

Trước việc làm ý nghĩa đó, năm 2016, ông Váu được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình tặng Bằng khen “Người có thành tích trong công tác quản lý, bảo vệ rừng”.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.