Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kỹ sư tâm huyết với vùng đồng bào DTTS

Minh Thu - 16:29, 30/09/2020

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng Trùng Khánh, kỹ sư Hoàng Thị Bình, hiện là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật (KH-KT) tỉnh Cao Bằng. Gắn bó với vùng đồng bào DTTS, chị đã có nhiều công trình, nghiên cứu vì cuộc sống và sự phát triển của đồng bào trên địa bàn.

Kỹ sư Hoàng Thị Bình
Kỹ sư Hoàng Thị Bình

Kỹ sư Hoàng Thị Bình được phân công làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh Cao Bằng năm 2013. Đến năm 2015, chị triển khai Đề tài khoa học “Mô hình liên kết 4 nhà” đối với các sản phẩm lúa nếp Hương Bảo Lạc (tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc). Nhờ đó, cây lúa nếp Hương Bảo Lạc đã tăng từ 10ha (năm 2015) lên 100ha (năm 2020), năng suất lúa đạt trên 40 tạ/ha (tăng 10 tạ so với trước).

Cùng với nếp Hương Bảo Lạc, Đề tài khoa học “Phục tráng gạo nếp Pì Pất” đã được chị triển khai tại huyện Hòa An (cùng trong năm 2015). Để thực hiện đề tài này, chị đã cùng các đồng nghiệp tổ chức hàng chục lớp tập huấn chuyển giao KH-KT vào sản xuất cho trên 1.500 nông dân. Chỉ sau một thời gian ngắn, nếp Pì Pất được phục tráng và mở rộng quy mô từ 20ha lên 90ha, mang lại thu nhập ổn định cho hằng trăm nông dân huyện Hòa An.

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ sư Hoàng Thị Bình còn đứng ra tổ chức, triển khai các sự kiện vận động sáng tạo KH-KT trong phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Cao Bằng. Chị giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng phản biện của nhiều dự án, đề án lớn của tỉnh, trong đó có Đề án Phát triển sản xuất cây ăn quả giai đoạn 2017 - 2020 và chủ trì nhiều hội thảo khoa học…

Bận rộn với công tác quản lý, nhưng kỹ sư Bình vẫn dành khá nhiều thời gian cho nông dân. Toàn tỉnh Cao Bằng có 199 xã (trước khi sáp nhập), thì chị đã đi hết 192 xã. Mỗi tháng, chị đi công tác, điền dã cả chục ngày để nghiên cứu, tìm tòi phục tráng các giống lúa nếp, gặp gỡ nông dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng để rồi trăn trở cho các đề tài khoa học. 

Đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, kỹ sư Hoàng Thị Bình đã vận động, tập hợp được hơn 1.000 hội viên tham gia vào Liên hiệp các Hội KH-KT. Nhờ đó, trí tuệ, sức mạnh tập thể của các nhà khoa học được phát huy, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS,

Chị là 1 trong 44 đại biểu tiêu biểu của tỉnh Cao Bằng được chọn cử đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 sắp tới.

 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận