Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kpan-chiếc ghế quyền lực của người Ê-đê

Nguyệt Anh (T/h) - 15:04, 09/07/2021

Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê, làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.

 Đồng bào Ê Đê quan niệm ghế Kpan là vật thiêng nên từ quá trình lấy gỗ, đẽo gỗ, rước gỗ về nhà đều phải thực hiện các nghi lễ cúng Kpan
Đồng bào Ê Đê quan niệm ghế Kpan là vật thiêng nên từ quá trình lấy gỗ, đẽo ghế, rước Kpan vào nhà đều phải thực hiện các nghi lễ cúng Kpan

ghế Kpan được coi là ghế thiêng nên từ quá trình lấy gỗ, làm ghế đều gắn với những nghi lễ cúng thần. Trước khi chặt cây lấy gỗ, thầy cúng phải thực hiện các nghi thức cúng xin phép thần được chặt cây làm Kpan. Sau khi chặt xong cây gỗ, 7 người thợ đã được chọn dùng rìu đẽo cây thành Kpan có hình chiếc thuyền với những đường nét khỏe khoắn. Khi Kpan hoàn thành, lễ rước Kpan sẽ tổ chức giống như nghi thức đón một thành viên mới gia nhập vào gia đình. Gia chủ phải chuẩn bị các loại chăn, váy áo thổ cẩm, khố để phủ lên Kpan, đón thành viên mới vào gia đình.

Đồng bào Ê Đê làm lễ rước Kpan vào nhà
Đồng bào Ê Đê làm lễ rước Kpan vào nhà

Bắt đầu lễ rước, những người anh em họ hàng của chủ nhà sẽ đứng thành hai hàng dọc vỗ tay vui mừng đón Kpan về nhà. Khi đầu Kpan chạm đến chân cầu thang, thầy cúng sẽ bước ra với cây giáo trên tay, làm nghi thức cắm cây giáo lên đầu Kpan với ý nghĩa xua đuổi tà ma, đuổi các thần ác ra khỏi Kpan để không hại chủ nhà. Sau đó Kpan được đem lên nhà sàn, đặt vào gian khách, dọc theo bức vách phía Tây nhà. Lúc này, thầy cúng mới dắt tay chủ nhà bước lên bước xuống Kpan 3 lần để "thuần hóa" ghế thiêng với ý nghĩa từ nay chủ nhà sẽ là chủ nhân mới của Kpan. Sau đó những người khác mới được ngồi lên Kpan. Cùng lúc đó, tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng làm lễ khấn báo thần linh rằng Kpan đã có chủ.

Những người có uy tín mới được ngồi lên Kpan.
Những người có uy tín mới được ngồi lên Kpan.

Kết thúc phần cúng cho Kpan, chủ nhà sẽ làm thịt một con gà trắng, buộc ché rượu cần để cúng cảm tạ thần cây đã trồng, chăm sóc cây lớn lên, cho phép gia chủ được sử dụng thân gỗ tốt. Khi thầy cúng khấn xong, cũng là lúc các mâm cỗ và những ché rượu cần được dọn ra. Thầy cúng mời vợ chồng chủ nhà uống rượu khai ché, mời dân làng cùng chung vui múa hát.

Mỗi chiếc Kpan dài từ 5 m trở lên. Những gia đình có điều kiện có thể làm Kpan dài cả chục mét.
Mỗi chiếc Kpan dài từ 5 m trở lên. Những gia đình có điều kiện có thể làm Kpan dài cả chục mét.
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.