Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Hội thảo về văn hóa của tộc người Brâu

Ngọc Chí - 21:26, 24/08/2023

Sáng 24/8, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum) Viện Dân tộc học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo về “Văn hóa của tộc người Brâu ở vùng biên giới tỉnh Kon Tum hiện nay, thực trạng biến đổi và giải pháp bảo tồn”.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có trên 50 đại biểu đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh; UBND huyện Ngọc Hồi, UBND xã Pờ Y và các già làng, nghệ nhân người Brâu làng Đăk Mế; các tổ chức nghiên cứu, đào tạo về dân tộc học, nhân học và các ngành khoa học xã hội kế cận trong nước.

Brâu là tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me, 1 trong 5 tộc người có dân số dưới 1.000 người ở Việt Nam. Theo số liệu khảo sát năm 2023, tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có 558 người Brâu. Theo các tài liệu đã công bố, cộng đồng người Brâu ở Đắk Mế có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, một bộ phận nhỏ người Brâu di cư sang Việt Nam khoảng 160 - 170 năm (từ 6 - 7 thế hệ) và sinh sống trong khu vực ngã ba biên giới của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tộc người Brâu có những giá trị văn hóa dân gian phong phú, đặc biệt là hệ thống tín ngưỡng, phong tục lễ hội mang đậm chất tự nhiên và nhân văn, khiến con người không chỉ gần gũi và hòa đồng với thiên nhiên, mà hòa đồng giữa con người với nhau thành một cộng đồng gắn kết bền chắc.

Người Brâu giữ gìn nghề rèn truyền thống
Người Brâu giữ gìn nghề rèn truyền thống

Là DTTS có dân số rất ít, người Brâu làng Đắk Mế được thụ hưởng nhiều chính sách đặc thù xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn văn hóa của Chính phủ. Tác động của các yếu tố bên ngoài, của các tộc người cận cư và của chính sách dân tộc cũng như của đổi mới hơn 3 thập niên qua đã làm thay đổi đời sống mọi mặt nói chung và đời sống văn hóa nói riêng của người Brâu. Qua quá trình giao lưu với các dân tộc khác trên địa bàn, đến nay văn hóa của tộc người Brâu ở Kon Tum có nhiều biến đổi, khiến một bộ phận lớn thanh niên không mặn mà với văn hóa truyền thống của mình.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghiên cứu 5 tham luận về “Kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội DTTS rất ít người Brâu giai đoạn 2016 - 2020 và những vấn đề đặt ra giai đoạn 2021 - 2025” của Ban Dân tộc tỉnh; “Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Brâu trên địa bàn tỉnh” của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; “Giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa của dân tộc Brâu ở Kon Tum” của Trường THCS - THPT Liên Việt Kon Tum; “Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống của người Brâu ở xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi” của UBND xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi; Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về văn hóa truyền thống của người Brâu ở làng Đăk Mế và vấn đề bảo tồn, phát huy hiện nay” của Viện Dân tộc học.

Lễ mừng nhà rông mới của người Brâu
Lễ mừng nhà rông mới của người Brâu

Hội thảo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đại biểu, là diễn đàn thảo luận và trao đổi bổ ích cho các báo cáo viên, các nhà khoa học và các nhà quản lý. Các báo cáo tham luận và các ý kiến phát biểu tại Hội thảo tập trung vào nhận diện những giá trị văn hóa của dân tộc Brâu trong truyền thống và biến đổi hiện nay, đánh giá kết quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở tộc người này, từ đó gợi mở một số giải pháp tiếp theo. 

Đặc biệt, các đại biểu đề xuất xây dựng bảo tàng văn hóa Brâu tại chỗ theo mô hình làng văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng được Hội thảo đánh giá khả thi và gợi mở nhiều hướng đi tích cực trong bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của tộc người Brâu hiện nay.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.