Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Kon Tum: Đồng bào các DTTS tại chỗ được hỗ trợ bảo tồn văn hóa từ Chương trình MTQG

Nguyệt Anh - 09:00, 22/10/2022

Triển khai Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I (2021-2025), tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng 7 DTTS của tỉnh gồm: Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm, H’rê.

Trình diễn điệu tiếng chiêng, điệu xoang trong lễ hội cơm mới của người Gia Rai
Trình diễn điệu tiếng chiêng, điệu xoang trong lễ hội cơm mới của người Gia Rai (Ảnh BKT)

Theo đó, Kế hoạch triển khai với 19 nội dung chính, bao gồm: Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Rơ Măm; Khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hoá truyền thống của các DTTS tỉnh Kon Tum; Tổ chức bảo tồn, phục dựng hệ thống nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc tỉnh Kon Tum; Hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận; Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; Hỗ trợ chương trình nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một;

Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống các DTTS; Xây dựng câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng di dân tái định cư; Hỗ trợ hoạt động cho đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS;

Xây dựng nội dung, xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào DTTS cấp phát cho cộng đồng các DTTS; Tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan về các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS (trang phục, nghệ thuật trình diễn dân gian,...);

Tổ chức hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các DTTS trong các ngày hội, giao lưu, liên hoan nhằm bảo tồn các môn thể thao truyền thống, các trò chơi dân gian của các DTTS; Hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá rộng rãi giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ đầu tư bảo tồn văn hóa làng truyền thống tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ xây dựng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi;

Hỗ trợ tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia có giá trị tiêu biểu của các DTTS; Hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại các thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi; Hỗ trợ xây dựng mô hình bảo tàng sinh thái nhằm bảo tàng hóa di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các DTTS, hướng tới phát triển cộng đồng và phát triển du lịch.

Để thực hiện các nội dung trên, Kế hoạch của tỉnh Kon Tum đề ra 6 giải pháp cơ bản gồm: Huy động sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cấp chính quyền trong việc triển khai các nội dung hoạt động của Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Kon Tum năm 2021 - 2022, đảm bảo đúng các tiêu chí thực hiện của các nội dung theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Tiếp tục duy trì, phát huy tính đa dạng văn hóa hiện có của các dân tộc tại địa phương; tập huấn cho người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống gắn với làm du lịch cộng đồng.

Lồng ghép quy hoạch phát triển du lịch làng truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Nghiên cứu các chính sách phát triển đội ngũ nghệ nhân, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của công chức và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và thực hiện kế hoạch.

Cam kết triển khai thực hiện các nội dung đề xuất theo Kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả, chất lượng, giải ngân vốn đầu tư công theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.