Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kiên Giang: Chương trình MTQG 1719 kịp thời trợ lực cho học sinh vùng biên giới

Hạnh Nguyên - 19:57, 18/10/2023

Nhằm chung tay thực hiện có hiệu quả Tiểu dự án 3 về xây dựng mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi của Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Kiên Giang đã phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh triển khai nhiều phần việc ý nghĩa trong vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt là việc giúp các em học sinh DTTS vùng biên giới có thêm cơ hội đến trường.

Học sinh nghèo an tâm đến trường

Chúng tôi có dịp trở lại thăm huyện biên giới Giang Thành nhân lễ Sen Dolta. Trong căn nhà được hỗ trợ từ Chương trình ổn định dân cư biên giới Việt Nam - Campuchia, theo Quyết định số 78/2008/QĐ - TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính Phủ, chị Trần Thị Bích Thảo, ấp Tân Thạnh, xã Tân Khánh Hoà, là mẹ của em Danh Thiên Hoàng, học sinh lớp 6C, Trường trung học Tân Khánh Hoà, cầm tờ giấy khen của con trai khoe với chúng tôi. Chị chia sẻ thêm, gia đình tôi đã 2 lần mang ơn Nhà nước rồi. Khi được hỗ trợ làm nhà là vợ chồng quyết tâm làm ăn để lo cho con đi học, nhưng không may con chị lại bị bệnh nang y, tiền kiếm được là lo thuốc cho con, năm trước con chị học hết lớp 5 ( niên học 2021- 2022), gia đình không còn khả năng nên định cho con nghỉ học.

“Hai mẹ con em ôm nhau khóc, khi chú bộ đội báo tin được xét nhận học bổng 1,1 triệu/1 tháng, với số tiền này bằng 10 ngày công lao động của cha nó, mà đâu phải ngày nào cũng có người thuê. Còn con em, cháu ước mơ được đi theo chú bộ đội, nên lúc nào cũng cố gắng học giỏi”, chị Thảo phấn khởi thông tin.

Theo sự kết nối của Đồn cửa khẩu Giang Thành, chúng tôi gặp thầy Trần Văn Nguyện, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Khánh Hoà, thầy Nguyện cho hay, năm học 2022 - 2023, trường có 9 em được xét nhận học bổng. Những em này đều là người dân tộc Khmer, sinh sống trên tuyến biên giới và có hoàn cảnh thật khó khăn, thuộc diện được nhận hỗ trợ, với khoản tiền này đã kịp thời hỗ trợ các em tiếp tục có điều kiện tốt nhất để đến trường.

“Với trách nhiệm là người làm giáo dục, chúng tôi luôn quan tâm đến các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên, vận động từ học sinh đến phụ huynh tiếp tục vượt khó đến trường.Tuy nhiên, có nhiều em rất thích đi học, nhưng gia đình quá khó khăn nên lại cho con nghỉ học. Từ Chương trình do lực lượng BĐBP triển khai, chúng tôi xét chọn đối tượng thụ hưởng là các em có hoàn khó khăn và có tinh thần học tập tốt nên hiệu quả tiếp tục được nhân đôi”.

Theo Trung tá Danh Kim Huol, Chính trị viên Đồn Cửa khẩu Giang Thành, Đồn được Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy giao tổ chức phối hợp cùng địa phương chọn đối tượng, đến khi được xét duyệt thì tổ chức trao tiền hỗ trợ; đồng thời theo dõi nắm sát từng đối tượng thụ hưởng để hướng dẫn sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích. Sau một năm thực hiện, tất cả các em kết quả học tập từ khá trở lên. Tất cả các phụ huynh đều quyết tâm sắp xếp thời gian lo cho con học.  

Năm học 2022-2023, 9 em học sinh được nhận hỗ trợ từ Chương trình ""Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường" thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn Giang Thành đều đạt kết quả cao trong học tập
Năm học 2022-2023, 9 em học sinh được nhận hỗ trợ từ Chương trình "Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em đến trường" thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn Giang Thành đều đạt kết quả cao trong học tập

 Phát triển nguồn nhân lực DTTS

Ông Tào Việt Thắng, Phó Vụ trưởng, Vụ công tác Dân tộc địa phương cho biết: Mục tiêu của Tiểu dự án 3, Dự án 3, Chương trình MTQG 1719, là xây dựng các mô hình gắn kết quân dân, mô hình giảm nghèo bền vững gắn phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng thế trận phòng thủ và thế trận bảo đảm hậu cần tại các địa bàn chiến lược. Trong đó, gồm các nội dung về hỗ trợ các dự án, các mô hình chăn nuôi, mô hình trồng trọt (phát triển cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng, miền). 

Theo đó, chương trình “Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường" nhằm kịp thời hỗ trợ các em trong độ tuổi đi học (từ lớp 1 đến lớp 12), là người DTTS đang sinh sống ở khu vực biên giới, có hoàn cảnh khó khăn; là con của Người có uy tín, người tích cực tham gia bảo vệ biên giới trong đồng bào các DTTS và các em là người DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù sinh sống ở khu vực biên giới được các đơn vị Quân đội nhận nuôi và hỗ trợ, giúp đỡ... được đến trường học tập.

Ông Danh Phúc,Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: Triển khai thực hiện nội dung Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” thuộc Chương trình MTQG 1719, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 147 em học sinh là người DTTS được hỗ trợ. Đây sẽ là nguồn động lực tốt nhất để giúp các em học sinh an tâm, không phải đứng trước nguy cơ bỏ học khi gặp khó khăn trong cuộc sống.

 "Trước kia, nguồn kinh phí hỗ trợ Chương trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có việc xã hóa. Do vậy, việc Chương trình được tích hợp vào Chương trình MTQG 1719, với chính sách hỗ trợ, nguồn kinh phí cụ thể, có ý nghĩa chiến lược mang tính dài hơi để tạo nguồn nhân lực cho địa phương", ông Danh Phúc chia sẻ

 Chương trình đang được BĐBP tỉnh triển khai trên khu vực biên giới, vùng đồng bào DTTS, bước đầu đã có nhiều tính hiệu vui, khi các em thuộc chương trình cuối năm học đều đạt kết qủa học tập cao hơn năm trước.  

Theo ông Danh Phúc, với đặc thù đồng bào DTTS nhiều địa phương vùng Tây Nam bộ sống đan xen, không tập trung thành vùng có đông đồng bào DTTS nên việc đầu tư xây dựng Trường Dân tộc Nội trú rất khó khăn và hạn chế. Do vậy, thực hiện mô hình này là phù hợp, nhất là với vùng biên giới. Mô hình nhận được sự đồng thuận, ủng hộ rất cao từ các cấp chính quyền và toàn thể Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận