Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Không đâu bằng quê hương: Sự thật của cái gọi là “Nhà nước Mông” (Bài 1)

PV - 10:34, 13/08/2020

Việt Nam có 54 dân tộc nên trong các thời kỳ cách mạng, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là coi trọng đại đoàn kết toàn dân tộc, quan tâm các thành phần dân tộc thiểu số và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển.

Cán bộ Công an tỉnh Lào Cai trao đổi về thủ đoạn hoạt động của kẻ xấu.
Cán bộ Công an tỉnh Lào Cai trao đổi về thủ đoạn hoạt động của kẻ xấu.

Từ việc tuyên truyền chia rẽ dân tộc…

Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, khó khăn về kinh tế - xã hội, trình độ dân trí còn hạn chế, thời gian qua, một số tổ chức phản động lưu vong ra sức chống phá khối đại đoàn kết các dân tộc của Việt Nam, hòng làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc chúng tuyên truyền về cái gọi là “Nhà nước Mông” chính là hành động rõ ràng cho âm mưu đó.

Thượng tá Phạm Huy Hoàng, Phó Trưởng phòng Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh Lào Cai - người có 20 năm kinh nghiệm trong công tác vận động các đối tượng, chỉ đạo thực hiện nhiều chuyên án đấu tranh với thành phần móc nối liên quan đến hoạt động “Nhà nước Mông” - cho biết: Một số đồng bào Mông bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo bằng việc đưa ra “tâm lý ảo vọng, hoài tưởng” về “vua Mông”, “Nhà nước Mông”, coi trọng việc di cư tự do. Kẻ xấu tập trung khoét sâu vào các vấn đề về lịch sử để khơi dậy hận thù, lôi kéo đồng bào Mông tham gia các hoạt động ly khai, âm mưu thành lập “nhà nước riêng” hòng phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Thời gian qua, các thế lực thù địch cũng thường sử dụng đài phát thanh để tuyên truyền các luận điệu sai trái, đưa thông tin phản động nhằm kích động tư tưởng ly khai, chia rẽ dân tộc. Hầu hết đồng bào đang sinh sống tại nơi có địa hình rừng núi, giao thông khó khăn, có thói quen sử dụng radio trong lao động và đời sống để nghe nhạc, cập nhật tin tức nên phát thanh luôn là kênh thông tin bị kẻ xấu lợi dụng. Chúng không ngừng loan tin lừa bịp rằng vua Mông đã xuất hiện ở vùng Xay Sổm Bum (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào), rồi ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên...

Đỉnh điểm là tháng 5/2011, với luận điệu “vua Mông” đã về Mường Nhé, nhiều bà con người Mông đã bị lôi kéo tập trung tại đây để được “vua Mông” dẫn dắt dồn cư ở một vùng đất riêng như xa xưa. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con, tổ chức phản động trong và ngoài nước đã tạo những biểu tượng cái gọi là “Nhà nước Mông” để phát cho người dân, như mũ kê-pi, quân hàm, trang phục lực lượng công an, bộ đội “Nhà nước Mông”. Thậm chí, bọn phản động còn bàn bạc, nhóm họp thành lập các “mô hình khung” trong bộ máy, soạn thảo cương lĩnh nhà nước, xây dựng điều lệ, luật, lập bản đồ lãnh thổ riêng.

Trong khi đó ở một số nơi, chúng dụ dỗ, lôi kéo một bộ phận thanh niên Mông tham gia luyện tập võ thuật và hứa hẹn rằng ai đi theo sẽ được làm lãnh đạo, làm cán bộ, có cuộc sống sung sướng khi “Nhà nước Mông” được thành lập. Ở một vài thời điểm, chúng còn lôi kéo thanh niên Mông trốn ra nước ngoài để đào tạo, huấn luyện võ thuật, tham gia hoạt động phỉ để khi về nước chống lại chính quyền, Nhân dân.

…đến cái gọi là thành lập “Nhà nước Mông”

Theo tài liệu của cơ quan chức năng, gần đây, các tổ chức phản động người Mông lưu vong có dấu hiệu tăng cường tập hợp lực lượng, tranh thủ mọi sự hỗ trợ của các tổ chức phản động trong và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề về dân chủ, nhân quyền để kích động chống phá Đảng, Nhà nước với mục tiêu thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông”.

Trọng tâm hoạt động của chúng là khu vực miền núi, vùng cao các tỉnh Tây Bắc và vùng miền núi, biên giới các tỉnh giáp nước Lào. Kẻ xấu dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ đồng bào tham gia những hoạt động sai trái, trong đó xoáy vào những điểm khó khăn trong đời sống của một bộ phận người Mông, từ đó dùng ảo tưởng về vật chất để lôi kéo, mua chuộc. Thủ đoạn hoạt động của kẻ xấu là lén lút xâm nhập sâu nội địa nước ta để móc nối liên lạc, phát tán tài liệu có nội dung kích động tư tưởng ly khai, vu khống, xuyên tạc chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đồng thời với đó là gây dựng cơ sở nội địa để tập hợp lực lượng, hậu thuẫn cho âm mưu phá rối an ninh, chuẩn bị các điều kiện gây bạo loạn lật đổ chính quyền Nhân dân.

Về các giai đoạn hoạt động, khoảng đầu những năm 2000, hoạt động của các tổ chức phản động chủ yếu tập trung vào tuyên truyền, lôi kéo để tập hợp lực lượng đưa ra nước ngoài tham gia hoạt động phỉ nhằm chống phá và đòi lập “Vương quốc Mông”. Từ năm 2010, chúng hướng mũi nhọn vào khu vực Tây Bắc, nơi có đông đồng bào Mông sinh sống ở Việt Nam để đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, gây ra những vụ việc phức tạp làm ảnh hưởng tới sự ổn định và vững mạnh về an ninh chính trị của địa phương.

Bằng nhiều hình thức nhưng bản chất và mục tiêu hoạt động của các nhóm phản động âm mưu thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông” thực sự gây bất ổn chính trị hòng phá vỡ khối đại đoàn kết các dân tộc. Thủ đoạn của chúng là đưa ra những luận điệu sai trái, lừa bịp để kích động, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, những nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đồng bào Mông là đối tượng chính chúng hướng tới nhưng cũng là “quân cờ” cho kẻ xấu lợi dụng để đạt mục đích phản động.

(Bài viết có sử dụng một số tư liệu của Công an tỉnh Lào Cai)

Bài 2: Viễn cảnh sau “làn mây mù”

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.