Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Cảnh giác tình trạng lôi kéo người DTTS trốn đi nước ngoài

PV - 21:13, 03/02/2018

Thời gian qua, ở Tây Nguyên và vùng phụ cận Phú Yên, một số đối tượng xấu, phản động đã len lỏi đến các xã vùng sâu tuyên truyền, lôi kéo đồng bào DTTS trốn sang Campuchia, Thái Lan với lời hứa sẽ tiếp tục đưa sang Mỹ để có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Tuy nhiên, người dân cần phải đề cao cảnh giác trước sự lôi kéo này.

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 

Theo các cơ quan chức năng, những tổ chức phản động này vẫn âm thầm hoạt động. Với các luận điệu tuyên truyền như: sang Mỹ có cuộc sống sung sướng, tự do; Cao ủy Liên Hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) sẽ tái lập trại tỵ nạn ở Campuchia để đón người theo “Tin lành Đề ga” từ Tây Nguyên sang.

Để người dân tin tưởng, các đối tượng này đã tô vẽ nên một viễn cảnh tươi sáng.

lủi vì sợ bị cảnh sát bắt giữ. Không những vậy, nhiều chủ ở Thái Lan sau khi thuê họ làm việc đã không trả tiền công.

Nhiều người trót nghe theo lời xúi dục của bọn phản động đang trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, vì ở lại Thái Lan thì không có cơ hội, còn muốn về Việt Nam thì sợ bị xử lý.

Bên cạnh đó, có đối tượng vì muốn có chỗ dựa dẫm, có tiền để sống còn nghĩ ra việc lôi kéo người thân chuẩn bị nhiều tiền trốn sang Thái Lan...

Sự cả tin và ảo tưởng này phải trả giá quá đắt khi họ bị đánh đập, phải sống trong các trại tỵ nạn, trại tạm cư...

Theo thông tin của Công an tỉnh Phú Yên, một trong những đối tượng chủ chốt thường xuyên lôi kéo, dụ dỗ người DTTS trên địa bàn huyện Sông Hinh xuất cảnh trái phép sang Thái Lan là Ksor Y Blia (tên thường gọi Ma Oanh, SN 1972, ở Buôn Bưng B, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh). Y Blia có tiền án 5 năm tù giam về tội tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài, ra tù ngày 22/6/2008. Hiện đối tượng này đang trốn ở Thái Lan và đang bị truy nã về cùng tội danh trên.

Nhiều người biết rằng, đã tin lầm vào Ma Oanh nhưng phải ngậm đắng nuốt cay với cuộc sống cơ cực ở nơi đất khách quê người; có trường hợp phải nhờ người thân ở quê hương gửi tiền qua để sinh sống.

Không phải ai cũng gặp may như trường hợp của vợ chồng Nay Cheo, ở huyện Krông Pa (Gia Lai). Vợ chồng Nay Cheo từng bị Ma Oanh dụ dỗ bằng lời lẽ, là có hàng chục tập đoàn giàu có ở Campuchia cần người làm với mức lương cao. Muốn đổi đời thì gom góp tiền bạc, bán hết tài sản có giá trị để Ma Oanh đưa sang biên giới.

Tin vào Ma Oanh, vợ chồng Nay Cheo chuẩn bị mọi thứ và lên đường trong đêm. Sau 5 ngày chui lủi trong rừng, vợ chồng Nay Cheo qua tới Campuchia và được đưa thẳng đến công trường xây dựng, phải bốc đá 10 tiếng/ngày mới được ăn cơm, không khác gì nô lệ; nếu đòi tiền sẽ bị đánh đập; không được sử dụng các phương tiện liên lạc...

Sau những ngày tháng sống khốn khổ, bắt được liên lạc với một vài người Việt Nam lao động ở Campuchia, Nay Cheo lần tìm được đường về biên giới rồi được chính quyền ở huyện Krông Pa đón về, lo cho ổn định cuộc sống.

Lúc này, vợ chồng Nay Cheo mới rút ra bài học đắt giá về sự cả tin và hiểu được giá trị của sự ấm no, hạnh phúc trên quê hương mình.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực đầu tư nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh ở các vùng miền khu vực; nhất là việc hỗ trợ đầu tư nhiều chương trình, dự án chính sách để giúp đồng bào các DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình. Vì thế, người dân cần nắm bắt những điều kiện thuận lợi này, tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; đồng thời đề cao cảnh giác, không tin theo lời của kẻ xấu chạy theo ảo vọng để rồi nhận lấy những hậu quả không thể lường trước được.

THÀNH NHÂN

Tin cùng chuyên mục
Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Độc đáo chợ phiên Pu Nhi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhân lên tình người vượt mưa lũ. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm. Già làng Alăng Đàn làm cầu treo cho dân. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.