Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngăn chặn hoạt động phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc

PV - 10:07, 04/07/2018

Những năm qua, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai luôn chủ động bám địa bàn để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê-ga”. Đồng thời, triển khai các biện pháp đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

Đại tá Rah Lan Lâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai cho biết: “Nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trên địa bàn, những năm qua, Công an tỉnh đã tham mưu cho Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chính quyền địa phương các cấp để chỉ đạo các ngành chức năng phát triển sâu rộng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, lực lượng Công an chủ động tuyên truyền cho nhân dân về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động, qua đó giúp người dân nêu cao tinh thần cảnh giác”.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân Công an tỉnh có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống các đối tượng hoạt động FULRO. Lãnh đạo tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân Công an tỉnh có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống các đối tượng hoạt động FULRO.

 

Lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai cũng tranh thủ sự giúp đỡ của những Người có uy tín như: già làng, trưởng thôn, chức sắc tôn giáo… Đồng thời, thường xuyên cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến an ninh trật tự, văn hóa, xã hội trên địa bàn cho đội ngũ Người có uy tín; trang bị kiến thức về xã hội, pháp luật để Người có uy tín tích cực phối hợp tuyên truyền trong dân làng, mang lại hiệu quả cao.

Qua đó, giúp bà con tại các buôn, làng chấp hành tốt pháp luật, bài trừ các tập tục lạc hậu, lưu giữ nét đẹp văn hóa trong cộng đồng, dân tộc mình. Hiện nay, hơn 1.250 Người có uy tín trên địa bàn tỉnh đang góp phần quan trọng vào việc phát triển phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và xây dựng nông thôn mới.

Ông Hmrik (làng Brel, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) tâm sự: “Là Người có uy tín trong làng, tôi đã cùng chính quyền cơ sở, cơ quan Công an thường xuyên tuyên truyền để bà con hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đồng thời chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh đó, vận động bà con khi phát hiện đối tượng có những hành vi sai trái thì báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan Công an để kịp thời ngăn chặn, góp phần đảm bảo an ninh trật tự thôn làng”.

Cùng với việc phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín ở cơ sở, các Tổ trinh sát an ninh đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, phát hiện một số đường dây lừa phỉnh, lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên. Trong quá trình điều tra, các trinh sát phối hợp bắt những đối tượng cầm đầu đưa ra xét xử trước pháp luật.

Đồng thời, lực lượng An ninh Công an tỉnh Gia Lai cũng đã làm tốt công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả với nhiều đối tượng hoạt động FULRO, “Tin lành Đê-ga”, không để cho các đối tượng trong và ngoài nước có điều kiện móc nối, lôi kéo, xúi giục bà con vi phạm pháp luật; chủ động đấu tranh, ngăn chặn các đối tượng lợi dụng đạo “Hà Mòn” để hoạt động FULRO, âm mưu lôi kéo bà con tham gia, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn…

HỮU TRƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.