Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi những người thầy làm thợ

Đào Thọ - 16:02, 24/08/2021

Để chuẩn bị đón học sinh ở các điểm trường lẻ về điểm trường chính học tập trong năm học 2021-2022, các thầy cô giáo và phụ huynh học sinh ở các bản vùng cao Nghệ An đã phải đi tìm tranh, tre, nứa trong thôn, bản làm nguyên vật liệu để sửa sang lại phòng ở, giường ngủ cho học sinh bán trú. Trong hoàn cảnh khó khăn, thì những người thầy trên bục giảng lại bất đắc dĩ trở thành những tay thợ mộc lành nghề.

Các thầy giáo và phụ huynh Trường Tiểu học Mai Sơn lấy tre làm nhà cho học sinh bán trú
Các thầy giáo và phụ huynh Trường Tiểu học Mai Sơn lấy tre làm nhà cho học sinh bán trú

Vừa mới chân ướt chân ráo từ huyện Con Cuông xa xôi lên, thầy giáo Nguyễn Đình Tuấn ở Trường Tiểu học (TH) Mai Sơn, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã được giao nhiệm vụ phải hoàn thành sớm khu ở cho học sinh bán trú. Ở ngôi trường cách trung tâm huyện hơn 100km này, còn rất nhiều  thiếu thốn, nên các giáo viên đều hiểu rằng mọi thứ đều phải tự chuẩn bị chu đáo để đón học sinh tới trường.

Năm học mới này, Trường TH Mai Sơn có 15 lớp, với 5 điểm trường, tổng số 280 học sinh. Đặc biệt hơn, năm học 2021 - 2022, học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 của tất cả điểm trường lẻ đều về học tại trường chính và phải ở bán trú. Do đó, số lượng học sinh bán trú vì thế cũng tăng lên.

Thầy giáo Đào Xuân Hải - Hiệu trưởng Trường TH Mai Sơn cho biết: Học sinh ở các điểm lẻ về học tại trường chính đều ở khá xa, từ 10 - 12km. Một số bản như Phá Kháo, Piêng Coọc các em phải đi bộ mất 2 giờ đồng hồ, do đó các em đều phải ở lại bán trú. Cơ sở vật chất của Nhà trường còn thiếu thốn, nên vào đầu năm học, cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường cùng phụ huynh học sinh phải tổ chức làm nhà ở cho học sinh bằng tranh, tre, nứa, lá và trưng dụng thêm 3 phòng ngủ của giáo viên để các em có chỗ ở ngay vào đầu năm học. Khó khăn là thế, nhưng phải để các em yên tâm đến lớp, nên mọi người đều rất tích cực.

Khi thầy giáo thành những người thợ lành nghề
Vì học sinh thân yêu, thầy giáo cũng có thể kim thêm nghề thợ mộc

Ngay sau phút hội ý, giáo viên được phân đi các bản để tìm tranh, tre, nứa làm nguyên vật liệu tu sửa nhà cửa, giường nằm cho học sinh. Thầy Tuấn vốn rất quen thuộc với địa bàn, với thâm niên hàng chục năm cắm bản, sau một hồi đã cùng hàng chục phụ huynh khác kéo về mấy chục cây tre già.

"Các em học sinh ở đây phần lớn đều thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Muốn các em đến trường đều đặn thì thầy cô phải tạo mọi điều kiện về nơi ăn chốn ở cho các em thật chu đáo. Năm học nào cũng vậy, giáo viên ngay khi nghỉ hè xong đều lên trường dọn dẹp vệ sinh thật sạch sẽ, sau đó đến từng bản, vào từng nhà động viên phụ huynh, học sinh đến trường theo đúng kế hoạch. Năm nay học sinh các bản xa đều được ở bán trú, cuối tuần mới về nhà một lần, nên càng phải chuẩn bị chu đáo hơn", thầy Tuấn chia sẻ khi ngồi nghỉ bên đống tre.

Những giáo viên vùng cao lâu nay tưởng như chỉ biết đến cầm phấn, cầm bút, thì lúc này lại như một người thợ mộc lành nghề. Từ công việc chẻ tre đan vách nhà, làm nan giường... họ đều tỏ ra thành thạo. Những cọc gỗ đơn sơ được đóng lại thành những chiếc giường nhỏ xinh xắn cho học sinh dần được hình thành.

Những chiếc giường tre làm giường cho học sinh nội trú đã được hoàn thành
Những chiếc giường cho học sinh sắp được hoàn thiện

Có mặt ở trường từ mấy ngày nay, ông Vi Văn Kỳ cứ sáng sớm lại đùm một nắm cơm vào lá cọ dùng luôn cho bữa trưa, để ở lại làm việc cùng các thầy. Ông đến từ bản Phá Kháo, cách trường 12km, đi bộ mất hơn 2 tiếng đồng hồ, nên rất thấu hiểu sự nhọc nhằn của thầy cô giáo, cũng như học sinh khi đi về từ điểm trường chính đến bản lẻ. Hàng ngày, ông cùng hàng chục phụ huynh khác xung phong giúp đỡ Nhà trường chẻ tre, đan lát, cải tạo lại các phòng ở cho con em mình. “Con nó đi học, được ở tại trường, ăn tại trường, có thầy cô chăm sóc như con đẻ thì yên tâm lắm rồi. Mình vất vả mấy ngày nhưng sau này con có chỗ ăn, chỗ ở cũng đáng lắm”, ông Kỳ vui vẻ nói.

Sau gần 1 tuần làm việc dưới tiết trời oi bức, giáo viên và phụ huynh của Trường TH Mai Sơn đã hoàn thành 4 sạp tầng cho 90 học sinh cùng ngủ trong một phòng lớn và 15 cái giường cho 3 phòng với 30 học sinh.

Thầy Đào Xuân Hải, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đây là năm đầu tiên trường tổ chức mô hình bán trú tập trung. Do học sinh còn nhỏ, nên việc tự túc trong sinh hoạt là rất khó khăn, đặc biệt là các em lần đầu tiên phải ở xa nhà nên sẽ không tránh khỏi sự vất vả cho các giáo viên. Sắp tới, Nhà trường rất mong được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng nhà ở cho học sinh, sớm cấp các trang thiết bị cho bán trú như giường nằm, khay ăn cơm... để phục vụ các em được tốt hơn”.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.