Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khám phá quy trình làm thổ cẩm của người Mông ở Lai Châu

Hà Minh Hưng - 11:27, 15/07/2022

Khi những chân ruộng đã bén rễ hồi xanh, là thời điểm người đàn ông thường vào rừng hái măng, tìm nấm, hay xuống suối bắt cá, đó tôm. Còn phụ nữ lại dành thời gian trau chuốt từng đường kim mũi chỉ, gom góp từng sợi lanh, bó chàm sao cho đạt được thùng thuốc nhuộm như ý. Để có những bộ váy áo rực rỡ trong ngày hội là cả một quá trình lao động cần mẫn, là sự hội tụ tinh hoa từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông.

Để tạo nên những tấm thổ cẩm, việc đầu tiên phụ nữ Mông phải làm là thu hoạch cây lanh trên rừng về, rồi phơi khô
Để tạo nên những tấm thổ cẩm, việc đầu tiên phụ nữ Mông phải làm là thu hoạch cây lanh trên rừng về, rồi phơi khô
Sau khi lanh dệt thành tấm, người Mông dùng kỹ thuật vô cùng độc đáo để tạo hoa văn, họa tiết cho vải đó là vẽ sáp ong
Sau khi lanh dệt thành tấm, người Mông dùng kỹ thuật vô cùng độc đáo để tạo hoa văn, họa tiết cho vải đó là vẽ sáp ong
Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, người thợ dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải. Chất “mực” đặc biệt này vẽ đến đâu khô đến đó, hoa văn ăn vào từng thớ vải
Sáp ong được đun trên bếp lửa cho nóng chảy, người thợ dùng bút vẽ có cán bằng gỗ, ngòi bằng đồng nhúng vào sáp nóng và vẽ lên vải. Chất “mực” đặc biệt này vẽ đến đâu khô đến đó, hoa văn ăn vào từng thớ vải
Đôi bàn tay “nhuộm chàm” không chỉ là nghệ thuật mà đó còn là nét đẹp mộc mạc trân quý là biểu tượng của vẻ đẹp lao động của người phụ nữ vùng cao
Đôi bàn tay “nhuộm chàm” không chỉ là nghệ thuật mà đó còn là nét đẹp mộc mạc trân quý là biểu tượng của vẻ đẹp lao động của người phụ nữ vùng cao
Bà và mẹ là người chỉ dạy con gái lớn cách thức nhuộm vải sao đều và thắm
Bà và mẹ là người chỉ dạy con gái lớn cách thức nhuộm vải sao đều và thắm
Để ra được màu chàm đậm, không dễ bạc màu, miếng vải sẽ được nhuộm nhiều lần. Quy trình nhuộm này có thể kéo dài đến hàng tháng trời. Thường thì đồng bào người Mông sẽ nhuộm chàm vào những ngày nhiều nắng
Để ra được màu chàm đậm, không dễ bạc màu, miếng vải sẽ được nhuộm nhiều lần. Quy trình nhuộm này có thể kéo dài đến hàng tháng trời. Thường thì đồng bào người Mông sẽ nhuộm chàm vào những ngày nhiều nắng
Cây chàm được đem rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tuần đến khi mục tạo thành 1 thứ nước sóng sánh màu xanh đen là đạt
Cây chàm được đem rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 1 tuần đến khi mục tạo thành 1 thứ nước sóng sánh màu xanh đen là đạt
Công đoạn cuối cùng là thêu chỉ màu lên các họa tiết để tạo ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, độc đáo
Công đoạn cuối cùng là thêu chỉ màu lên các họa tiết để tạo ra một tấm thổ cẩm hoàn chỉnh, độc đáo
Những tấm vải lanh hoàn thành sẽ được mang ra chợ bán, hoặc may thành áo, váy. Mỗi sản phẩm chứa bao điều trân quý, nó là sự hội tụ, kết dệt tinh hoa, linh hồn của mỗi dân tộc là tình cảm gửi trao dưới mỗi nếp nhà...
Những tấm vải lanh hoàn thành sẽ được mang ra chợ bán, hoặc may thành áo, váy. Mỗi sản phẩm chứa bao điều trân quý, nó là sự hội tụ, kết dệt tinh hoa, linh hồn của mỗi dân tộc là tình cảm gửi trao dưới mỗi nếp nhà...
Mỗi sản phẩm thổ cẩm ra đời là sự trao truyền, tiếp nối, là hạnh phúc giản đơn…
Mỗi sản phẩm thổ cẩm ra đời là sự trao truyền, tiếp nối, là hạnh phúc giản đơn…
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.