Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách nhuộm vải của người Ơ Đu

Đình Tuân - Ngọc Ánh - 06:33, 06/10/2021

Những năm gần đây, người Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đang khôi phục lại nghề dệt vải, nhuộm vải và may trang phục truyền thống. Đáng chú ý, ở công đoạn nhuộm vải, người Ơ Đu vẫn làm theo phương thức thủ công độc đáo được truyền lại từ thời cha ông.

Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ Đu. Chị Nga cho biết “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi cùng một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”.
Chị Lo Thị Nga (SN 1972), ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) là một trong số ít người còn biết nhuộm và may trang phục dân tộc Ơ Đu. Chị Nga cho biết “Để có một nồi nước nhuộm, trước đó tôi phải vào rừng sâu để lấy các loại vỏ cây mang về cho vào nồi đun sôi cùng một ít vôi bột. Cứ thế đun khi nào nước ra màu thì cho vải vào để nhuộm”.
Khi nước đã ra màu, chị Lo Thị Nga cho vải vào để nhuộm. Chị Nga cho vải vào vừa khuấy đều, tiếp đến sẽ nhắc nồi xuống và ngâm tầm 2-3 tiếng để cho vải bám màu.
Khi nước đã ra màu, chị Lo Thị Nga cho vải vào để nhuộm. Khi cho vải vào phải khuấy đều, tiếp đến sẽ nhắc nồi xuống và ngâm tầm 2-3 tiếng để cho vải bám màu.
Nước nhuộm vải càng đậm đặc thì màu vải càng đẹp, bền
Nước nhuộm vải càng đậm đặc thì màu vải càng đẹp, bền
Tấm vải trước và sau khi nhuộm màu
Tấm vải trước và sau khi nhuộm màu
Dù các công đoạn nhuộm vải không quá khó, nhưng theo sự phát triển của xã hội, các mặt hàng công nghiệp được bày bán nhiều nên ít người Ơ Đu hiện nay học
Những tấm vải sau khi nguộm được phơi lên
Theo sự phát triển của xã hội, đồng bào dân tộc Ơ Đu cũng thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng những bộ trang phục phổ thông, được bày bán tiện lợi ở nhiều cửa hàng. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, nhờ được sự quan tâm của các cấp, các ngành, việc phục dựng lại những nét văn hóa của dân tộc Ơ Đu, trong đó có trang phục. Nhờ vậy người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo tồn những nét văn hóa quý báu của dân tộc mình.
Đồng bào Ơ Đu đang nổ lực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục dân tộc
Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.