Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc Mông

Văn Hoa - 17:26, 26/12/2021

Lào Cai có những nhóm ngành Mông hoa, Mông đen, Mông trắng, Mông xanh… Đến với Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III, Đoàn diễn viên dân tộc Mông tỉnh Lào Cai đã có màn biểu diễn trang phục truyền thống đầy màu sắc.

Mông xanh là nhóm ngành duy nhất có ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Trang phục Mông xanh làm từ chất liệu vải lanh nhuộm chàm đen chủ đạo, hoa văn nền với nhiều họa tiết thêu bằng chỉ trắng, tím, xanh độc đáo, khác biệt với nhóm ngành Mông khác
Người Mông xanh là nhóm ngành duy nhất có ở Việt Nam, sinh sống chủ yếu ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn. Trang phục người Mông xanh làm từ chất liệu vải lanh nhuộm chàm đen chủ đạo, hoa văn nền với nhiều họa tiết thêu bằng chỉ trắng, tím, xanh độc đáo, khác biệt với nhóm ngành người Mông khác
Trang phục của phụ nữ Mông xanh gồm: váy, áo, khăn đội đầu, tắt lưng, tạp dề, xà cạp và các đồ trang sức. Áo của người phụ nữ may theo kiểu hai thân, cúc cài lệch sang phải, áo dài quá mông, hoa văn trang trí thưa
Trang phục của phụ nữ Mông xanh gồm: váy, áo, khăn đội đầu, thắt lưng, tạp dề, xà cạp và các đồ trang sức. Áo của người phụ nữ may theo kiểu hai thân, cúc cài lệch sang phải, áo dài quá mông, hoa văn trang trí thưa
Trang phục nữ giới nhóm Mông hoa rất độc đáo và cầu kì trong cắt ghép, trang trí. Áo của phụ nữ Mông hoa xẻ nách, cổ cao, trên vai và ngực nẹp vải màu, thêu, in hoa hình xoắn ốc. Váy chủ yếu là gam màu đỏ, xanh đậm, nổi bật rực rỡ
Trang phục phụ nữ nhóm Mông hoa rất độc đáo và cầu kì trong cắt ghép, trang trí. Áo của phụ nữ Mông hoa xẻ nách, cổ cao, trên vai và ngực nẹp vải màu, thêu, in hoa hình xoắn ốc. Váy chủ yếu là gam màu đỏ, xanh đậm, nổi bật rực rỡ
Mỗi khi người phụ nữ Mông hoa bước đi, hoa văn trên trang phục uyển chuyển như sóng lượn tạo nên vẻ đẹp gợi cảm của người phụ nữ giữa không gian núi rừng
Mỗi khi người phụ nữ Mông hoa bước đi, hoa văn trên trang phục uyển chuyển như sóng lượn tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của người phụ nữ giữa không gian núi rừng
Ba đường thêu ngang thân váy từ trên xuống vừa để phân mảng mầu cho thân váy, cũng đồng thời hàm chứa trong đó yếu tố lịch sử di cư trong quá khứ, biểu tượng của 3 dòng sông mà người Mông phải vượt qua khi về miền đất mới
Ba đường thêu ngang thân váy từ trên xuống vừa để phân mảng màu cho thân váy, cũng đồng thời hàm chứa trong đó yếu tố lịch sử di cư trong quá khứ, biểu tượng của 3 dòng sông mà người Mông phải vượt qua khi về miền đất mới
Người Mông trắng ở Bắc Hà, Bát Xát hay Sa Pa đều có trang phục cơ bản giống nhau với chất liệu vải lanh trắng chủ đạo. Tuy nhiên hiện nay đã có những biến đổi, nam giới ít mặc bộ trắng truyền thống, mà mặc giống với nhóm Mông khác
Người Mông trắng ở Bắc Hà, Bát Xát hay Sa Pa đều có trang phục cơ bản giống nhau với chất liệu vải lanh trắng chủ đạo. Tuy nhiên hiện nay đã có những biến đổi, nam giới ít mặc bộ trắng truyền thống, mà mặc giống với nhóm người Mông khác
Nữ giới Mông trắng mặc váy trắng pha nhiều mầu trang trí trên ống tay, thân áo, đặc biệt dễ nhận diện là ve áo phía sau có hình vuông to như thủy thủ hải quân, trang trí các mô típ hoa văn hoa, hoặc hình ríc rắc vuông, chữ nhật
Nữ giới Mông trắng mặc váy trắng pha nhiều mầu trang trí trên ống tay, thân áo, đặc biệt dễ nhận diện là ve áo phía sau có hình vuông to như thủy thủ hải quân, trang trí các mô típ hoa văn hoa, hoặc hình zíc zắc vuông, chữ nhật
Nam Mông đen Bát Xát mặc quần đũng rộng, ống bó, áo ngắn ngang lưng. Nữ thì mặc áo ngắn hở bụng, chiếc thắt lưng thêu hoa văn khi đeo che kín phần bụng tạo điểm nhấn cho bộ trang phục, váy xoè hoa các loại, khăn đội đầu được tết nhiều sợi bông quấn thành đụm to trên mái, điểm bởi sợi buộc mầu đỏ
Nam giới Mông đen Bát Xát mặc quần đũng rộng, ống bó, áo ngắn ngang lưng. Nữ thì mặc áo ngắn hở bụng, chiếc thắt lưng thêu hoa văn khi đeo che kín phần bụng tạo điểm nhấn cho bộ trang phục, váy xoè hoa các loại, khăn đội đầu được tết nhiều sợi bông quấn thành đụm to trên mái, điểm bởi sợi buộc màu đỏ
Tuy cũng thuộc nhóm Mông đen nhưng trang phục vùng Sa Pa khác biệt hoàn toàn với vùng Bát Xát. Đây chính là sự đa dạng trong văn hoá dân gian gắn với từng miền cư trú cụ thể…..
Tuy cũng thuộc nhóm Mông đen nhưng trang phục vùng Sa Pa khác biệt hoàn toàn với vùng Bát Xát. Đây chính là sự đa dạng trong văn hoá dân gian gắn với từng miền cư trú cụ thể…..
Dù là nhóm Mông nào thì trang phục truyền thống cũng đều làm từ chất liệu sợi lanh nhuộm chàm chủ đạo. Cây lanh mang tính biểu tượng văn hoá của người Mông ngàn đời nay không thể thiếu vắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào của đời người. Nếu như ví mỗi bộ trang phục là bông hoa đẹp thì cộng đồng dân tộc Mông ở Lào Cai tự hào đã góp phần tô thắm thêm cho vườn hoa muôn sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt nam những bông hoa đẹp
Dù là nhóm người Mông nào thì trang phục truyền thống cũng đều làm từ chất liệu sợi lanh nhuộm chàm chủ đạo. Cây lanh mang tính biểu tượng văn hoá của người Mông ngàn đời nay không thể thiếu vắng trong bất kỳ hoàn cảnh nào của đời người. Nếu như ví mỗi bộ trang phục là bông hoa đẹp thì cộng đồng dân tộc Mông ở Lào Cai tự hào đã góp phần tô thắm thêm cho vườn hoa muôn sắc màu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam những bông hoa đẹp
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.