Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kết nối thương mại Lợi ích và cơ hội chia đều

PV - 15:01, 06/02/2018

Là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước, Hà Nội có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của các địa phương. Việc tăng cường giao thương, kết nối thương mại giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố là giải pháp quan trọng, góp phần điều tiết “cung-cầu”, bảo đảm hài hòa cán cân thương mại cho các bên.

Lợi ích kép

Có mặt tại “Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam” được tổ chức cuối tháng 11/2017 vừa qua, chúng tôi càng cảm nhận được tính ưu việt của hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội với các địa phương trong cả nước. Đây chỉ là một trong rất nhiều hoạt động tăng cường giao thương, kết nối cung cầu sản phẩm giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố. Qua đó, cơ hội được chia đều cho các bên: doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng. Người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng, còn DN có thêm cơ hội lớn để bám rễ vào các cơ sở sản xuất, hạn chế tình trạng “được mùa mất giá”.

Sản phẩm của Hưng Yên được nhiều du khách và người tiêu dùng sử dụng khi tham gia các hoạt động kết nối thương mại. Sản phẩm của Hưng Yên được nhiều du khách và người tiêu dùng sử dụng khi tham gia các hoạt động kết nối thương mại.

 

Đon đả giới thiệu hai đặc sản của tỉnh Nam Định, chị Lưu Thị Linh chia sẻ: “Tỉnh Nam Định nổi tiếng với kẹo Sìu Châu và bánh gai Bà Thi. Đây là lần thứ 3 chúng tôi tham gia hội chợ. Tại hội chợ, chúng tôi có nhiều cơ hội để đưa sản phẩm của tỉnh mình đến với nhiều người tiêu dùng hơn, cũng như có cơ hội hợp tác với các đại lý bán lẻ hay hệ thống siêu thị lớn. Đến nay bánh gai Bà Thi đã là mặt hàng được bày bán trong các siêu thị của Hà Nội”.

Ở một quầy hàng khác, mang đậm nét vùng Tây Bắc, chị Nguyễn Minh Hiền (Tuyên Quang) cho biết: “Tuyên Quang là nơi có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống cùng trên một mảnh đất nên đặc sản của vùng cũng đặc biệt phong phú, như: cam sành Hàm Yên, măng, nấm hương, chè, tinh bột nghệ… Đặc biệt trong hội chợ năm nay, chúng tôi mang tới đây một mặt hàng cực kỳ độc đáo là rượu nấu từ mật ong. Mới chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm nên nhân có hội chợ này, chúng tôi muốn tìm hiểu trước thị trường, xin ý kiến khách hàng cũng như cùng thảo luận về sản phẩm mới. Thông qua hội chợ, chúng tôi cũng mong muốn được gặp gỡ với nhiều khách hàng hơn để hướng dẫn cho mọi người sử dụng hiệu quả sản phẩm của mình”.

Không chỉ mang những mặt hàng từ các vùng miền về với người tiêu dùng Thủ đô, mà chính những mặt hàng của Hà Nội cũng tràn vào hội chợ với mong muốn tìm thêm được nhiều khách hàng và đầu ra cho sản phẩm.

Chị Đỗ Thị Thu Phương, người bán hàng của thực phẩm hữu cơ V-Organic chia sẻ: “Tôi mang tới đây các sản phẩm hữu cơ như: thịt lợn trà xanh hữu cơ, rau hữu cơ, gia vị hữu cơ… do tôi tự sản xuất tại các trang trại ở Thanh Trì (Hà Nội), Ninh Bình, Đà Lạt. Tôi tham gia hội chợ chỉ với mong muốn khách hàng biết tới sản phẩm hữu cơ nhiều hơn, đây là năm thứ 2 tôi tham gia hội chợ để tìm kiếm khách hàng riêng của mình”.

Hình thành chuỗi phát triển bền vững

Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, những năm qua, Hà Nội đã tổ chức cho hàng trăm lượt doanh nghiệp tham gia các hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm của các DN, cơ sở sản xuất các tỉnh, thành. Điển hình như: Hội nghị hợp tác đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; phối hợp với tỉnh: Bắc Giang, Hà Giang, Thái Bình, Sơn La, Hưng Yên, Tuyên Quang, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nam, Sóc Trăng, Quảng Nam, Bình Thuận, Cần Thơ... tổ chức các chương trình tuần hàng hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của các địa phương tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội…

Ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Sau gần 2 năm hợp tác với TP. Hà Nội, nhiều sản phẩm của Bắc Giang được tiêu thụ ở Thủ đô như: gà đồi Yên Thế, vải Lục Ngạn… Ngược lại, Bắc Giang cũng tiêu thụ nhiều sản phẩm của Hà Nội như đồ điện tử, đồ gỗ chế biến… Bắc Giang cam kết sẽ tạo mọi điều kiện cho DN Hà Nội và các tỉnh, thành đến đầu tư tại Bắc Giang phát triển, tìm kiếm thị trường, đặc biệt là xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường và người dân.

Sản phẩm vải thiều của Lục Ngạn- Bắc Giang đã được LOTTE Mart thu mua hằng năm thông qua hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội và Bắc Giang. Sản phẩm vải thiều của Lục Ngạn- Bắc Giang đã được LOTTE Mart thu mua hằng năm thông qua hoạt động kết nối thương mại giữa Hà Nội và Bắc Giang.

 

Còn ông Nguyễn Văn Liên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, việc kết nối cung cầu trong thương mại là sự sống còn của nền kinh tế Lâm Đồng nói riêng, các địa phương mói chung. Do đó Lâm Đồng đã lựa chọn sản xuất các sản phẩm bảo đảm chất lượng, xây dựng các thương hiệu, các chuỗi liên kết, các quy trình sản xuất chứng nhận an toàn… để giao thương với các DN của Hà Nội.

DN cũng là một trong những bên được hưởng nhiều lợi ích từ việc kết nối thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh thành phố trong cả nước. Theo Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Hưng, hiện 70-80% lượng trái cây an toàn trong hệ thống của công ty đang phân phối trên thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của TP. Hà Nội. Việc duy trì các chương trình kết nối cung-cầu giữa TP. Hà Nội với các tỉnh, thành phố cả nước sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, lẫn nhà phân phối, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Thủ đô.

Để nhận diện sản phẩm an toàn và đặc sản vùng miền, qua đó hỗ trợ DN giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, Hà Nội đã chủ động phối hợp với một số tỉnh tổ chức các “Tuần lễ nhận diện sản phẩm an toàn và đặc sản vùng miền”. Từ đó, hàng chục nhà phân phối, siêu thị tại Hà Nội đã kết nối, ký kết biên bản ghi nhớ với 80 DN sản xuất của 25 tỉnh, thành phố trong hợp tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động này không chỉ bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho Hà Nội mà còn góp phần bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ông Vũ Tiến Lộc-Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, hiện nay có rất nhiều mạng giao dịch điện tử, nếu Hà Nội có được một mạng giao dịch điện tử đưa sản phẩm hàng hóa bảo đảm chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định thì, sẽ giúp thương mại phát triển tốt nhất, không chỉ cho Hà Nội mà cả các tỉnh, thành phố khác.

HOÀNG THANH

Tin cùng chuyên mục
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái: Đồng hành cùng người dân vượt qua hậu quả bão lũ

Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) với những đợt mưa to, lũ lớn diễn ra từ ngày 07 - 11/9 vừa qua. Quyết tâm đưa nhanh nguồn vốn chính sách về với bà con vùng bị ảnh hưởng mưa lũ, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, để sớm khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định cuộc sống là mục tiêu hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Yên Bái.