Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Ia H’Drai (Kon Tum): Phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

Thuỳ Dung - 21:26, 07/11/2022

Xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án với mục tiêu đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

Các trường học trên địa bàn được đầu tư xây mới, phục vụ công tác giáo dục tại địa phương
Các trường học trên địa bàn huyện được đầu tư xây mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương

 Ia H’Drai là huyện biên giới của tỉnh Kon Tum với 60% là đồng bào DTTS thuộc 31 thành phần dân tộc. Vì là huyện mới được thành lập vào năm 2015 nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Dân cư phân bố rải rác, chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2021 chiếm hơn 40% so với dân số toàn huyện.

Thời gian qua, để giúp Nhân dân trên địa bàn vươn lên phát triển, huyện đã tập trung đầu tư đồng bộ nhiều chương trình, chính sách,… như 30a, 135, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị, hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế cộng đồng, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người nghèo, người DTTS vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất… Nhờ vậy đời sống Nhân dân các dân tộc được nâng lên rõ rệt.

Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục, từng bước đã được đầu tư đồng bộ và phục vụ nhu cầu cho người dân được tốt hơn, tỷ lệ học sinh là người DTTS được đến trường ngày càng cao. Các giá trị văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy. Tình hình sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn, anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào theo đạo cơ bản ổn định. Công tác thực hiện chính sách cho Người có uy tín trong cộng đồng cũng được các cấp chính quyền quan tâm.

Xã Ia Tơi là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia H’Drrai, hiện toàn xã có hơn 45% là người đồng bào DTTS. Thời gian qua, nhằm đưa các hộ nghèo, người đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn trên toàn xã vươn lên, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã tập trung triển khai nhiều nguồn lực, chương trình, chính sách nhằm giúp người dân từng bước thoát nghèo. 

Xa quê hương đi làm ăn, gia đình chị Hà Thị Cúc (thôn 9, xã Ia Tơi) nhiều năm liền là hộ nghèo. Đến năm 2020 gia đình chị Cúc bàn nhau vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để đầu tư làm ăn, vươn lên thoát nghèo.

Nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia H’Drai (Kon Tum) mà gia đình chị Hà Thị Cúc đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ia H’Drai (Kon Tum) mà gia đình chị Hà Thị Cúc đã vươn lên thoát nghèo

Chị Hà Thị Cúc chia sẻ: “Từ nguồn vốn vay 80 triệu của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, tôi đã có tiền đầu tư mua heo để chăn nuôi. Sau một thời gian, từ 5 con heo ban đầu đã lên đến hàng chục con. Sau đó, thấy việc nuôi bò mang lại lợi nhuận cao, tôi bán hết heo để đầu tư sang mô hình nuôi dê, bò tăng thêm thu nhập. Nhờ vậy, cuối năm 2021 gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Ông Lê Văn Quân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tơi khẳng định: Nhờ có chính sách dân tộc mà đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng cao, góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo trên địa bàn.

Thời gian tới, để thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc… huyện Ia H’Drai đã đưa ra nhiều mục tiêu, giải pháp và định hướng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội như tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương để duy trì phát triển kinh tế ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn.

Nhờ các chính sách dân tộc mà các giá trị văn hóa cũng được bảo tồn và phát huy
Nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, các giá trị văn hóa cũng được bảo tồn và phát huy

Cùng với đó, huyện cũng tiếp tục huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của địa phương để duy trì phát triển kinh tế ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS. 

Các giải pháp cơ bản được triển khai trong thời gian tới đó là: đẩy mạnh sản xuất; thu hút và triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm. Đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, tạo môi trường ổn định để người dân phát triển. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.