Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bắc Giang: Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Minh Thu (thực hiện) - 09:09, 30/10/2022

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.

Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
Ông Vi Thanh Quyền - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

PV: Xin ông đánh giá khái quát về phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua?

Ông Vi Thanh Quyền: Quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”; đồng thời, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch của UBND tỉnh, về việc phát động các phong trào thi đua năm 20121 và năm 2022. Trong năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, các ngành và cấp ủy các cấp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã luôn quan tâm, chủ động đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tạo ra nhiều phong trào thi đua với hình thức đa dạng, phù hợp với thực tiễn của các địa phương, đơn vị.

Nhiều phong trào thi đua có sức lan tỏa sâu rộng, thực sự đi vào lòng dân trở thành phong trào quần chúng rộng khẳp. Nhiều điển hình tiên tiến được tôn vinh khen thưởng. Nhờ đó, đã có sức tập hợp, thu hút các tầng lớp Nhân dân, tạo nên sức mạnh vượt khó vươn lên, góp phần làm nên những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Diện mạo nông thôn, vùng DTTS và miền núi đã có nhiều đổi thay, tạo không khí phấn khởi, hăng hái thi đua trong các tầng lớp Nhân dân, an ninh - quốc phòng được giữ vững, khối Đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường.

PV: Kết quả từ phong trào thi đua yêu nước đã tác động như thế nào đến tinh hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua, thưa ông?

Ông Vi Thanh Quyền: Trong những năm qua, các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi luôn được các cấp, các ngành quan tâm phát động sôi nổi, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Các phong trào thi đua luôn có sự đổi mới về hình thức và nội dung và đã nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, đoàn viên, hội viên và đồng bào các dân tộc trong khu vực, tạo động lực tinh thần to lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Câu lạc bộ hát dân ca dân tộc Nùng xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn
Câu lạc bộ hát dân ca dân tộc Nùng xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn

Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục phát triển ổn định, cơ sở hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư và dần hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Giáo dục và đào tạo, công tác y tế, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân luôn được quan tâm thực hiện tốt. Công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào được quan tâm, thiết chế văn hóa cơ sở được đầu tư xây dựng, một số lễ hội truyền thống của đồng bào được khôi phục và phát triển, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các DTTS.

P.V: Từ các phong trào thi đua, đã có nhiều điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Ông có thể cho biết cụ thể đóng góp của các cá nhân, điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Bắc Giang năm 2022?

Ông Vi Thanh Quyền: Từ các phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, điển hình, như: Bà Bàn Thị Bình, dân tộc Dao (thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động) là điển hình trong việc giữ gìn và truyền dạy nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc Dao; bà Vi Thị Hiền, dân tộc Nùng, là Chủ nhiệm Câu lạc bộ hát Then (thôn Hưởng 6, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang) đã có nhiều tâm huyết trong việc thành lập Câu lạc bộ hát Then dân tộc Nùng.

Cùng với đó, đội ngũ Người có uy tín và các cán bộ tại các thôn, bản đã phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, gương mẫu đi đầu thực hiện và tuyên truyền, vận động dòng họ, người dân trong thôn/bản tích cực xóa bỏ những hủ tục trong việc cưới, việc tang và lễ hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong Nhân dân. Điển hình như: ông Hoàng Văn Quyền, dân tộc Tày, Trưởng thôn Cẩm Đàn (xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động) đã vận động Nhân dân trong thôn hiến 900 m2 đất làm 6,6 km đường giao thông; ông Phùng Văn Quang, dân tộc Tày, Người có uy tín Thôn Sản 3 (xã Hữu Sản, huyện Sơn Động) phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện các phong trào tại địa phương...

Các cán bộ, đảng viên người DTTS đang công tác trong các cơ quan đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội các cấp đã cố gắng, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Điển hình, như: Anh Diệp Đình Phương, dân tộc Sán Dìu, Trưởng Công an xã Kiên Thành (huyện Lục Ngạn); ông Triệu Văn An, dân tộc Dao, Phó Chủ tịch UBND xã Hương Sơn (huyện Lạng Giang)…

Từ các phong trào thi đua yêu nước, diện mạo vùng DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang ngày càng khởi sắc
Từ các phong trào thi đua yêu nước, diện mạo vùng DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang ngày càng khởi sắc

P.V: Để tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS, trong thời gian tới, tỉnh Bắc Giang đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể gì, thưa ông?

Ông Vi Thanh Quyền: Từ thực trạng vùng DTTS và miền núi của tỉnh, chúng tôi xác định tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Giang tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS về nội dung, tầm quan trọng, sự cần thiết của các chương trình, nghị quyết, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, trọng tâm là Chương trình MTQG.

Tăng cường đổi mới trong tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, hỗ trợ kiến thức để chuyển giao khoa học - kỹ thuật phát triển sản xuất; giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và nâng cao thu nhập của người dân; thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; quan tâm, đầu tư phát triển y tế, giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS; thực hiện tốt công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS.

Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nhân rộng điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, chú trọng phát hiện, lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình từ các phong trào thi đua, bồi dưỡng các nhân tố mới, điển hình mới, những tấm gương có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua trên từng lĩnh vực công tác dân tộc để làm nòng cốt; tổ chức các hoạt động giao lưu, nêu gương, tuyên truyền rộng rãi về điển hình tiên tiến, về mô hình hay, cách làm hiệu quả tạo, tạo sự lan tỏa đẩy mạnh phong trào thi đua trong ngành dân tộc, trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.